GS.TS Trần Quang Hải: Hành trình đưa ví, giặm đến di sản thế giới
![]() GS Trần Quang Hải biểu diễn đàn môi Việt Nam tại Festival quốc tế đàn môi ở Moskva, tháng 6/2012
|
Cha của GS Hải – GS.TS Trần Văn Khê (SN 1921, sang Pháp năm 1948, hồi hương về TP.HCM từ 2003), từng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nhạc Đông phương ở Paris, Phó Chủ tịch Hội đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO và cũng chính là người đã đóng góp rất lớn cho hai hồ sơ Nhã nhạc cung đình Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên.
![]() |
Suốt mấy tháng nay, GS Hải cấp tập chuẩn bị cho hồ sơ ví, dặm. Ông còn tranh thủ dùng uy tín, ảnh hưởng của mình quảng bá cho loại hình dân ca độc đáo của miền Trung Việt Nam trên truyền thông quốc tế bằng việc trả lời phỏng vấn trên Đài Phát thanh quốc tế Pháp (RFI) và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) về những cái hay, độc đáo của ví, dặm.
Đến nay, Việt Nam đã có 7 di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) được tôn vinh: Nhã nhạc cung đình Huế năm 2013, Không gian cồng chiêng Tây Nguyên năm 2005, Quan họ Bắc Ninh và Ca trù năm 2009, Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc năm 2010, Hát xoan Phú Thọ năm 2011 và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 2012.
|
GS.TS Trần Quang Hải cho biết, tại hội thảo này, ông sẽ đặt ra một vấn đề đang rất thời sự hiện nay: “10 năm công ước về bảo vệ DSVHPVT của UNESCO có tác dụng gì với các DSVHPVT Việt Nam đã được và có thể được tuyên dương”? Ông đề xuất: Một số DSVHPVT như: hát xẩm, hát chầu văn, múa rối nước; các loại hát của dân tộc Thái, Tày, Nùng, Dao, H’Mông của miền Bắc; nhạc Phật giáo tán tụng của miền Trung; đờn ca tài tử Nam bộ, nhạc lễ, bản Dạ cổ hoài lang của miền Nam có thể được UNESCO đánh giá đúng mức để tuyên dương trong tương lai, nếu được Nhà nước đầu tư, từ việc có chế độ chăm sóc nghệ nhân và duy trì quan tâm đầy đủ bằng chính sách, cơ chế hợp lý, xứng đáng.
Thể thao & Văn hóa
https://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/gsts-tran-quang-hai-hanh-trinh-dua-vi-giam-den-di-san-the-gioi-n20130619071847632.htm