• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar

Tran Quang Hai

Music news from a Vietnamese traditional musician

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Phiên bản 1.0
Bạn đang đọc ở chuyên mục: » ARTICLES » Tuấn Hoàng : Trò Chuyện Với Giáo Sư Trần Quang Hải (Kỳ 1 & 2), (2015)

Tuấn Hoàng : Trò Chuyện Với Giáo Sư Trần Quang Hải (Kỳ 1 & 2), (2015)

26.02.2018 by Hai Tran Quang

Trò Chuyện Với Giáo Sư Trần Quang Hải (Kỳ 1)

17 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 2498)
Trò Chuyện Với Giáo Sư Trần Quang Hải (Kỳ 1)

tran_quang_hai_dan_tranh__03_2006-100-content-content

Tuấn Hoàng

Thưa giáo sư Trần Quang Hải, Thưa giáo sư có thể cho chúng tôi biết sơ qua hiện nay sinh hoạt của giáo sư ở Pháp, đồng thời những dự định của ông trong tương lai? 

Giáo Sư Trần Quang Hải trả lời:

Từ tháng 5, 2009, tôi về hưu sau 41 năm làm việc cho Trung Tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (National Center for Scientific Research) của xứ Pháp. Tôi chuyên về ngành dân tộc nhạc học (ethnomusicology). Tôi sang Pháp từ năm 1960, học về nhạc học (musicology) ở đại học đường Sorbonne, và dân tộc nhạc học (ethnomusicology) ở trường cao đẳng khoa học xã hội (School of High Studies for Social Sciences). Từ năm 1968, tôi được thâu nhận vào Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học và bổ nhiệm vào Viện Dân Tộc Nhạc của Viện Bảo Tàng Con Người (Department of Ethnomusicology, Museeum of Mankind) tại Paris . Suốt 41 năm (từ 1968 tới 2009), tôi nghiên cứu về nhạc dân tộc Việt Nam (nhạc người Kinh và các thiểu tộc ở miền Trung và miền Bắc) và đặc biệt là nghiên cứu kỹ thuật hát đồng song thanh (overtone singing) của xứ Mông Cổ và xứ Tuva (ở vùng Tây Bá Lợi Á – Siberia)

Giờ đây tôi về hưu được hơn 1năm ½ (18 tháng ), tôi có nhiều thì giờ để làm việc tôi thích. Sinh hoạt của tôi trong giai đoạn hiện tại có thể chia làm ba phần:

1. Tiếp tục dạy hát đồng song thanh ở khắp các nơi trên thế giới. Tôi đã dạy cho hơn 500 người học hát với tôi từ ngày tôi về hưu tới nay ở Âu châu, Mỹ châu, Phi Châu và Á châu. Tổng cộng hơn 20 khóa dạy.

2. Với tư cách một giáo sư chuyên gia về giọng và nhạc truyền thống, tôi được mời tham dự những hội thảo, hội nghị quốc tế trên thế giới, đặc biệt về dân tộc nhạc, giọng hát. Tôi là thành viên của ban chấp hành (executive board member) của hội ICTM (International Council for Traditional Music – Hội đồng quốc tế nhạc truyền thống). Hội này quy tụ gần 2.000 hội viên của 75 quốc gia. Mỗi năm tôi phải đi dự hội thảo chuẩn bị cho hội nghị quốc tế (2 năm một lần tại một quốc gia nào đó). Công việc này đòi hỏi phải có thì giờ để soạn bài, thảo luận, và phải có tài chánh để trang trải chi phí di chuyển, và ăn ở vì hội này không nhận sự tài trợ của bất cứ một quốc gia nào để giữ vai trò độc lập trong việc tổ chức và quyết định.

3. Với tư cách là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, tôi trình diễn nhạc cổ truyền Việt nam (tôi đàn Tranh, Cò, Bầu, Sinh tiền, Muỗng, đàn Môi) khoảng 30 buổi mỗi năm từ khi tôi về hưu. Ngoài ra tôi được mời trình diễn ở các đại hội liên hoan quốc tế (international music festival). Như trong năm 2010, tôi đã dự đại hội liên hoan về Đàn Môi ở Leipzig (Đức), Keskemet (Hun-ga-ri), về dân nhạc ở Stavanger (Na Uy), về hát đồng song thanh ở Albarone (Ý) và ở Saint John’s, tiểu bang Newfoundland (Canada).

Trong tương lai, chương trình làm việc của tôi tiếp tục phát triển ngành dạy hát đồng song thanh. Tôi được mời cộng tác viết chung một quyển sách về hát đồng song thanh với các chuyên gia từ các quốc gia như Đức, Hòa Lan, Hoa Kỳ, Ý, và Pháp. Quyển sách này sẽ được xuất bản vào giữa năm 2012.

Tôi được mời tham gia vào việc tái bản một quyển tự điển về nhạc cụ thế giới được xuất bản ở Luân Đôn (London, Anh quốc). Đó là quyển NEW GROVE DICTIONARY OF MUSICAL INSTRUMENTS gồm có 3 hay 4 quyển dày khoảng 900 trang mỗi quyển. Tôi sẽ đảm trách phần nhạc cụ Việt Nam. Tôi đã đưa khoảng 200 tên nhạc cụ Việt Nam vào quyển tự điển này vào năm 1980, và một số tên nhạc cụ Miên, Lào, Thái, Nam Dương (Indonesia).

Chương trình làm việc của tôi khá bận rộn và đòi hỏi nhiều thì giờ dành cho việc nghiên cứu. Với tuổi về hưu, tôi đã tạo một trang nhà với hơn 4.500 bài viết bằng tiếng Anh, Pháp và Việt bao trùm về nhạc Việt, Á châu, Dân Tộc Nhạc Học, Âm Nhạc Điều Trị Học (music therapy). Ngoài ra tôi còn dựng 4 blogs chuyên về đàn Môi (http://haidanmoi.multiply.com), hát đồng song thanh. (http://tranquanghaisworld.blogspot.com), sinh hoạt tin tức thường nhựt về nhạc Việt Nam với nhiều hình ảnh, video clips (http://tranquanghai.multiply.com), và về đờn ca tài tử Miền Nam (http://dancataitu.multiply.com) bằng tiếng Việt, chuyên về đờn ca tài tử, ca ra bộ, hát cải lương, nói chung là về một bộ phận nhạc cổ truyền miền Nam.

Trò Chuyện Với Giáo Sư Trần Quang Hải (Kỳ 2)

27 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 2600)
Trò Chuyện Với Giáo Sư Trần Quang Hải (Kỳ 2)

tranquanghai_1-content-content

Sinh Tường Bách

Thưa ông, đọc tiểu sử của ông, thấy ông nghiên cứu rất nhiều loại đàn, câu tôi muốn hỏi là ông có nghĩ trong tương lai lớp trẻ sau này sẽ không còn nhớ đến những loại đàn xưa cổ truyền mà chỉ học và sử dụng những nhạc cụ điện tử hiện đại?

 

Giáo sư Trần Quang Hải trả lời

Tôi quen với Bạch Yến từ năm 1962 tại Paris. Lúc đó tôi chỉ là một cậu sinh viên học nghiên cứu âm nhạc. Tôi chỉ gặp Bạch Yến vài lần tại các buổi sinh hoạt sinh viên lúc Tết.

Sau đó Bạch Yến trở về Việt nam vào cuối năm 1963. Tôi không còn liên lạc và lo học cho xong. Tôi gặp trở lại Bạch Yến cũng tại Pháp vào năm 1978, nghĩa là 16 năm sau. Tôi không ngờ kỳ gặp gỡ lần này sau khi đi chơi và nói chuyện, kể cho nhau nghe những gì xảy ra trong 16 năm không gặp nhau. Khi đó cả hai đều không bị bận rộn việc gia thất. Tôi đề nghị hai người cùng sống chung một thời gian trước khi tính chuyện đi tới. Sau một năm Bạch Yến sống ở Paris, và cuộc sống chung không có gì chướng ngại. Sau cùng chúng tôi bằng lòng thành hôn với nhau. Từ đó tôi khuyên Bạch Yến trở về nhạc dân tộc để hai người có thể cùng đi trình diễn. Bạch Yến từ bỏ thế giới tân nhạc và bằng lòng học dân ca cổ nhạc. Nhờ vậy chúng tôi có dịp gần nhau nhiều hơn và hiểu nhau hơn. Tính ra đã hơn 30 năm chúng tôi chia xẻ những vui buồn trong cuộc đời nghệ sĩ và cuộc đời thường dân. Câu chuyện của chúng tôi rất đơn giản, không có gì ly kỳ cả.

Tôi chuyên về nhạc dân tộc, nhưng tôi đã thể nghiệm nhiều loại nhạc khác nhau. Trước khi tới Pháp, tôi học đàn vĩ cầm ở trường quốc gia âm nhạc với cố nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt. Tôi học nhạc cổ điển tây phương trưóc khi biết nhạc cổ truyền Việt Nam. Chính ở Paris, tôi khám phá sự phong phú trong nhạc Việt và tôi quay về nhạc dân tộc. Học đàn tranh, đàn cò, đàn bầu, chơi sinh tiền. Cùng thời gian tôi học lý thuyết và thực tập các loại nhạc khác như nhạc xứ Iran, Ấn độ, Nhật Bổn, Trung quốc, Hàn quốc, Nam dương. Tôi đánh trống Zarb xứ Iran, đàn vina của Ấn Độ miền Nam, đàn Nam Hồ Trung quốc, hát bunraku của Nhật, hát Pansori của Hàn quốc, đàn Gamelan của Nam dương .

Tôi có bỏ ra hai năm để học sáng tác nhạc điện thanh (electro acoustical music) từ năm 1965-66. Tôi chơi nhạc Free Jazz, nhạc tùy hứng và các loại nhạc mới như nhạc Pop, Techno, Hip Hop. Tôi đã sáng tác trên 300 bản tân nhạc và thành hội viên của Cơ Quan Tác Quyền Pháp (SACEM = Société des Auteurs, Compositeurs et Editeurs de la Musique). Với trên 3.500 buổi trình diễn ở 70 quốc gia, và thực hiện 23 dĩa hát về đàn tranh, đàn môi, và nhạc tùy hứng, tôi đã tạo một chỗ đứng ở Âu châu với tư cách một nhạc sĩ chuyên gia nhạc Á châu và đương đại.

Lớp trẻ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại rất khó quay về nhạc cổ Việt Nam. Thứ nhứt chúng sống trong một môi trường chỉ có nhạc Tây phương. Thứ hai cha mẹ ít ai tìm hiểu nhạc dân tộc Việt Nam thì làm sao chúng có cơ hội để nghe nhạc cổ Việt Nam. Việc duy trì văn hóa âm nhạc không thể dựa vào giới trẻ ở hải ngoại. Chỉ có thế hệ trẻ ở trong xứ họa chăng sẽ có người học hỏi nhạc cổ và có thể phát triển theo thời đại của tuổi trẻ. Nhạc truyền thống vẫn có cơ hội phát triển nhưng cái khó là làm sao phát triển mà đừng cho mất gốc. Bằng chứng hiển nhiên nhứt là trong gia đình tôi không có ai muốn tiếp tục việc làm của tôi.

Tôi đã đi khắp năm châu, tìm kiếm người để trao lại sự hiểu biết của tôi về âm nhạc. Tôi đã đốt đuốc đi tìm cả mấy mươi năm nay mà vẫn gặp người đó. Học nhạc đòi hỏi một sự đam mê tột độ, chấp nhận sự nghèo nàn, không phải như những đứa trẻ học y khoa, dược khoa, kỹ sư, tin học có thể tạo một cuộc sống thoải mái. Nhưng bù lại, nhạc sẽ mang lại cho người học một niềm vui riêng, mà những nghề nghiệp khác khó có.

Hy vọng câu trả lời của tôi đáp đúng sự chờ đợi của ông.

https://dutule.com/a2967/tro-chuyen-voi-giao-su-tran-quang-hai-ky-1-

https://dutule.com/p113a2988/2/tro-chuyen-voi-giao-su-tran-quang-hai-ky-2-

TrướcSau
In Trang
Gửi ý kiến của bạn

 

Chuyên mục: ARTICLES, Tiếng Việt, TRAN QUANG HAI Từ khoá liên quan: 2015, Tuấn Hoàng : Trò Chuyện Với Giáo Sư Trần Quang Hải (Kỳ 1 & 2)

Primary Sidebar

Chuyên mục

  • Ẩm thực / Gastronomy Vietnam
  • ARTICLES
    • EN FRANCAIS
    • IN ENGLISH
    • Tiếng Việt
  • BACH YEN
  • CA TRÙ
    • Bạch Vân
    • Kiêu Anh
    • Phạm Thị Huệ
    • Quách Thị Hô`
    • Thanh Hoài
    • Thúy Hoà
    • Vân Mai
  • Các nhà thơ Việt Nam
  • Cải lương Giỗ Tổ
  • Cồng Chiêng Tây Nguyên
  • Đàn bâù
    • BÀI VIẾT
    • Nhạc sĩ
    • VIDEO
  • Dân tộc nhạc học / ETHNOMUSICOLOGY
    • Gilbert ROUGET (1916-2017)
  • Dân tộc thiểu số
  • ĐÀN TRANH
  • Đặng Hoành Loan
  • Điều cần biết
  • Gia đình Trân Văn Khê
  • Hát đông song thanh TQH
  • Hô`i ký
  • HUY CHƯƠNG / MÉDAILLES
  • JIMMY SHOW
  • Kỷ niệm SAIGON trước 1975
  • LAM PHUONG
  • LÊ VĂN KHOA
  • Lịch sử tân nhạc Việt Nam
  • Lơi hay ý đẹp
  • MÚA RỐI NƯỚC
  • Nghệ Sĩ Cải lương
  • Nghệ sĩ trình diễn /MUSICIANS
    • Hải Phượng
    • Hô Thuy Trang
    • Hoàng Co Thuy
    • NGDN Phương Bảo
    • Nguyễn Thanh Thủy
    • Phương Oanh
    • Vo Van Anh
  • NGHỆ SĨ TỪ TRẦN / CONDOLENCES
  • Ngôn ngữ Tiếng Việt
  • NGUYEN VINH BAO
    • Bài viết
    • Video
  • Nguyệt san Cỏ Thơm
  • Nguyệt san Cỏ Thơm USA
  • NHAC CU VIÊT NAM
    • ARTICLES / Bài viết
    • PHOTOS
    • VIDEO
  • Nhạc sắc tộc
  • Nhạc sĩ / Soạn nhạc gia Việt Nam
  • Nhạc Việt
    • Âm nhạc cổ truyền
    • Lịch sử tân nhạc
    • Nhạc mới
      • 70 năm tình ca việt nam (1930-2000)
  • Những bài viết cho sách TQH tương lai 2018
  • PEOPLES IN VIETNAM / Dân tộc VIETNAM
  • PETRUS KY
  • PHỎNG VẤN NGHỆ SĨ
  • PHOTOS
    • Photos avec des musiciens vietnamiens
    • Photos des ethnomusicologues
    • TRAN QUANG HAI
      • Photos Festivals TQH
  • Photos anciennes du Vietnam/ Hình ảnh xua Việt Nam
  • PHOTOS TQH overtones
  • Sách xưa
  • Sáu Long Tây Ninh cổ nhạc
  • Sinh hoạt nghệ thuật trong nước
  • Sinh hoạt nghệ thuật Viet Nam ở hải ngoại
  • Sinh hoạt văn nghệ hải ngoại
  • THẦN ĐỒNG ÂM NHẠC
  • Thần Đồng nhạc cổ Việt Nam
  • THAO GIANG nhạc sĩ
  • Tiếng Tơ Đông
  • Tiếng Việt – Vietnamese language
  • Tiễu sữ ca sĩ
  • TRAN QUANG HAI
    • Articles
    • Photos
    • Ra mắt sách TQH 2019
    • Tiểu sử / Biography
    • VIDEO TRAN QUANG HAI
  • TRAN QUANG HAI's WEBSITES
  • TRAN VAN KHE
    • DAM TANG TRAN VAN KHE
    • Hô`i Ký GS Trâ`n Văn Khê
    • Những bài viết
    • PHOTOS
    • VIDEO
  • TRAN VAN TRACH
    • Bài viết
    • VIDEO
  • Vầng trăng cổ nhạc
  • Video
  • VIDEO CHANT DIPHONIQUE / THROAT SINGING
    • The Ode to Joy
  • VIDEO JEW'S HARP
    • KHAI NGUYÊN
  • VIDEO SPOONS
    • Trâ`n Quang Hải
  • VIET NAM
    • UNESCO ICH
      • BÀI CHÒI
      • CA TRÙ
      • CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
      • DÂN CA VÍ GIẶM NGHỆ TĨNH
      • ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ
      • HÁT XOAN
      • HỘI GIÓNG
      • NHÃ NHẠC
      • QUAN HỌ
      • THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG
      • TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VIỆT NAM
  • VIETNAM
    • Hát Văn / Chầu văn
    • MODERN MUSIC
    • TRADITIONAL MUSIC
      • Bài chòi
      • Ca Trù
      • Cải lương
      • Dân ca miền Trung
      • Đơ`n ca tài tử
      • Hát bội / Hát tuô`ng
      • Hát chèo
      • Hát Then
      • Hát Văn – Chầu Văn
      • Hát Xẩm
      • Hát Xoan
      • Quan Họ
      • Trống Quân
      • Vọng Cổ
  • VIETNAM UNKNOWN – COLOR MAN
  • WEBSITES NHỮNG HỘI chuyên về nhạc Việt
    • Âm Nhạc Việt Nam Trung Tâm Phát Triển
    • Học Viện âm nhạc Huế
    • Học viện âm nhạc quốc gia việt nam
    • Nhạc viện TP HCM
    • Viện Âm nhạc Hà Nội

Powered by Pham Consulting.

Content preparation by Prof. Tran Quang Hai

Phiên bản 1.0