• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar

Tran Quang Hai

Music news from a Vietnamese traditional musician

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Phiên bản 1.0
Bạn đang đọc ở chuyên mục: » ARTICLES » Trâ`n Quang Hải : Âm nhạc và ngoại giao

Trâ`n Quang Hải : Âm nhạc và ngoại giao

16.03.2018 by Hai Tran Quang

Trần Quang Hải và Bạch Yến trong một buổi hòa nhạc ở Seatle (Mỹ), 01/2006.
Trần Quang Hải và Bạch Yến trong một buổi hòa nhạc ở Seatle (Mỹ), 01/2006.

Âm nhạc và ngoại giao

(GS.TS. Trần Quang Hải)

Từ trước tới nay, khi nói tới âm nhạc, ai cũng nghĩ là đó là bộ môn tiêu khiển, giải trí. Âm nhạc làm cho bầu không khí được vui thêm hơn khi có những sinh hoạt tập thể. Âm nhạc có khi được trỗi lên để giải buồn. Nhưng âm nhạc còn hơn thế nữa.

Âm nhạc cho riêng mình, cho đại đa số quần chúng, trên sân khấu, trong những đại hội liên hoan ngoài trời cho hàng chục ngàn khán giả. Âm nhạc cũng dùng để thúc đẩy chiến sĩ trong lúc có chiến tranh. Âm nhạc cũng dùng để trị bệnh tâm thần (music therapy) ở các quốc gia tiên tiến Âu – Mỹ…

Âm nhạc trong ngoại giao?

Từ sau Thế chiến II (1939-1945), âm nhạc bắt đầu được khai thác trong ngoại giao. Nhạc truyền thống giữ một vai trò quan trọng trong nhiệm vụ tạo sự giao hảo giữa các quốc gia để mang lại một hình ảnh đẹp của xứ mình trong những dịp trao đổi văn hóa nghệ thuật giữa các xứ để thắt chặt tình thân hữu. Riêng về trường hợp của tôi, sau 50 năm sống ở nước ngoài, tôi đã mang tiếng đàn cổ truyền, câu hát dân ca Việt Nam đi khắp năm châu qua trên 3.500 buổi trình diễn ở 70 quốc gia. Ngoại giao âm nhạc trong sứ mạng nhỏ bé của tôi có thể gói trong những địa hạt sau đây.

Trong trường học

Với hơn 600 buổi buổi diễn tại Na Uy từ năm 1978, chúng tôi đã gieo những hạt giống nhạc dân tộc trong đầu những trẻ thơ từ 6 tới 10 tuổi những bài ru con, quan họ, cò lả, hò, lý, những nhạc cụ đàn tranh, đàn bầu, đàn cò, muỗng, đàn môi.

Tại Australia, vào năm 1986, chúng tôi trình diễn 26 buổi trong 5 tuần lễ theo lời mời của cơ quan văn hóa Australia. Chúng tôi đã tặng cho Bộ Giáo dục Australia một chương trình giới thiệu nhạc dân ca Việt Nam 30 phút, thuyết minh bằng tiếng Anh trên đài truyền hình của tiểu bang Western Australia. Chương trình này được phân phối trên toàn Australia trong khung của chương trình giáo dục âm nhạc tại các trường tiểu học.

Trong nhiều buổi sinh hoạt âm nhạc tại hơn 100 trường đại học ở Mỹ, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Nam Phi, Australia và trên 25 nước châu Âu, chúng tôi đã mang đến những giai điệu đẹp của nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam và được các sinh viên nhiệt tình đón nhận. Nhiều em đã bày tỏ khâm phục sự phong phú của nhạc Việt…

Tại các trung tâm văn hóa, viện bảo tàng

Chúng tôi được may mắn có nhiều dịp giới thiệu nhạc Việt khắp xứ Pháp (500 buổi trình diễn) mang lại một sự cảm tình thân thiết của khán giả Pháp đối với nhạc Việt. Ngoài ra, chúng tôi đã trình diễn rất nhiều buổi tại các viện bảo tàng ở Âu Mỹ (như Musée du Quai Branly, Musée de l’Homme, Nhạc viện Cao đẳng ở Paris, nhạc viện Tchaikovsky ở Mátxcơva, Viện Bảo tàng nhạc cụ ở Stockholm – Thụy Điển, Trondheim – Na Uy, Copenhagen – Đan Mạch, London – Anh quốc…). Rất nhiều chương trình trình diễn của chúng tôi đã được thực hiện trên các đài truyền hình của các quốc gia từ nhiều năm qua .

Tại các liên hoan quốc tế về nhạc truyền thống

Tôi còn nhớ tại đại hội liên hoan nhạc dân tộc ở Cambridge (Anh) năm 1967, tôi đã dùng cặp muỗng để thi đấu với những nghệ nhân gõ muỗng và đã hạ tất cả các đối thủ và được tôn vinh là “vua muỗng” (King of Spoons). Cả hội trường đã hoan hô tôi với những câu “Hoan hô VIETNAM”. Hàng chục ngàn người có mặt lúc đó đã khám phá nghệ thuật gõ muỗng của tôi và qua đó, họ thấy hình ảnh của Việt Nam và không ít người đã hỗ trợ Việt Nam trong chiến tranh…

Việc dùng âm nhạc trong ngoại giao, ở khía cạnh nào đó có hiệu quả hơn là dùng chính trị để chinh phục thế giới. Mong rằng mỗi sinh viên khi đi học ở xứ người cần có một hành trang âm nhạc dân tộc cơ bản. Từ đó, giới thiệu nhạc xứ mình trong những cuộc giao lưu văn hóa, đó là một hình thức dùng âm nhạc trong ngoại giao để chinh phục cảm tình của các bạn nước ngoài. Mỗi một công dân xứ Việt khi ra hải ngoại sẽ là một nhà ngoại giao để nói lên niềm tự hào nghệ thuật văn hóa âm nhạc, giúp bạn bè quốc tế hiểu được văn hóa Việt Nam và góp phần vào việc phổ biến hình ảnh đẹp của Việt Nam ở khắp các nẻo đường toàn cầu.

Tân Nhạc Việt Nam – Nhạc Cổ Truyền – “Vua Muỗng” Trần Quang Hải và Bạch Yến

Chuyên mục: ARTICLES, BACH YEN, Tiếng Việt, TRAN QUANG HAI Từ khoá liên quan: Trâ`n Quang Hải : Âm nhạc và ngoại giao

Primary Sidebar

Chuyên mục

  • Ẩm thực / Gastronomy Vietnam
  • ARTICLES
    • EN FRANCAIS
    • IN ENGLISH
    • Tiếng Việt
  • BACH YEN
  • CA TRÙ
    • Bạch Vân
    • Kiêu Anh
    • Phạm Thị Huệ
    • Quách Thị Hô`
    • Thanh Hoài
    • Thúy Hoà
    • Vân Mai
  • Các nhà thơ Việt Nam
  • Cải lương Giỗ Tổ
  • Cồng Chiêng Tây Nguyên
  • Đàn bâù
    • BÀI VIẾT
    • Nhạc sĩ
    • VIDEO
  • Dân tộc nhạc học / ETHNOMUSICOLOGY
    • Gilbert ROUGET (1916-2017)
  • Dân tộc thiểu số
  • ĐÀN TRANH
  • Đặng Hoành Loan
  • Điều cần biết
  • Gia đình Trân Văn Khê
  • Hát đông song thanh TQH
  • Hô`i ký
  • HUY CHƯƠNG / MÉDAILLES
  • JIMMY SHOW
  • Kỷ niệm SAIGON trước 1975
  • LAM PHUONG
  • LÊ VĂN KHOA
  • Lịch sử tân nhạc Việt Nam
  • Lơi hay ý đẹp
  • MÚA RỐI NƯỚC
  • Nghệ Sĩ Cải lương
  • Nghệ sĩ trình diễn /MUSICIANS
    • Hải Phượng
    • Hô Thuy Trang
    • Hoàng Co Thuy
    • NGDN Phương Bảo
    • Nguyễn Thanh Thủy
    • Phương Oanh
    • Vo Van Anh
  • NGHỆ SĨ TỪ TRẦN / CONDOLENCES
  • Ngôn ngữ Tiếng Việt
  • NGUYEN VINH BAO
    • Bài viết
    • Video
  • Nguyệt san Cỏ Thơm
  • Nguyệt san Cỏ Thơm USA
  • NHAC CU VIÊT NAM
    • ARTICLES / Bài viết
    • PHOTOS
    • VIDEO
  • Nhạc sắc tộc
  • Nhạc sĩ / Soạn nhạc gia Việt Nam
  • Nhạc Việt
    • Âm nhạc cổ truyền
    • Lịch sử tân nhạc
    • Nhạc mới
      • 70 năm tình ca việt nam (1930-2000)
  • Những bài viết cho sách TQH tương lai 2018
  • PEOPLES IN VIETNAM / Dân tộc VIETNAM
  • PETRUS KY
  • PHỎNG VẤN NGHỆ SĨ
  • PHOTOS
    • Photos avec des musiciens vietnamiens
    • Photos des ethnomusicologues
    • TRAN QUANG HAI
      • Photos Festivals TQH
  • Photos anciennes du Vietnam/ Hình ảnh xua Việt Nam
  • PHOTOS TQH overtones
  • Sách xưa
  • Sáu Long Tây Ninh cổ nhạc
  • Sinh hoạt nghệ thuật trong nước
  • Sinh hoạt nghệ thuật Viet Nam ở hải ngoại
  • Sinh hoạt văn nghệ hải ngoại
  • THẦN ĐỒNG ÂM NHẠC
  • Thần Đồng nhạc cổ Việt Nam
  • THAO GIANG nhạc sĩ
  • Tiếng Tơ Đông
  • Tiếng Việt – Vietnamese language
  • Tiễu sữ ca sĩ
  • TRAN QUANG HAI
    • Articles
    • Photos
    • Ra mắt sách TQH 2019
    • Tiểu sử / Biography
    • VIDEO TRAN QUANG HAI
  • TRAN QUANG HAI's WEBSITES
  • TRAN VAN KHE
    • DAM TANG TRAN VAN KHE
    • Hô`i Ký GS Trâ`n Văn Khê
    • Những bài viết
    • PHOTOS
    • VIDEO
  • TRAN VAN TRACH
    • Bài viết
    • VIDEO
  • Vầng trăng cổ nhạc
  • Video
  • VIDEO CHANT DIPHONIQUE / THROAT SINGING
    • The Ode to Joy
  • VIDEO JEW'S HARP
    • KHAI NGUYÊN
  • VIDEO SPOONS
    • Trâ`n Quang Hải
  • VIET NAM
    • UNESCO ICH
      • BÀI CHÒI
      • CA TRÙ
      • CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
      • DÂN CA VÍ GIẶM NGHỆ TĨNH
      • ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ
      • HÁT XOAN
      • HỘI GIÓNG
      • NHÃ NHẠC
      • QUAN HỌ
      • THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG
      • TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VIỆT NAM
  • VIETNAM
    • Hát Văn / Chầu văn
    • MODERN MUSIC
    • TRADITIONAL MUSIC
      • Bài chòi
      • Ca Trù
      • Cải lương
      • Dân ca miền Trung
      • Đơ`n ca tài tử
      • Hát bội / Hát tuô`ng
      • Hát chèo
      • Hát Then
      • Hát Văn – Chầu Văn
      • Hát Xẩm
      • Hát Xoan
      • Quan Họ
      • Trống Quân
      • Vọng Cổ
  • VIETNAM UNKNOWN – COLOR MAN
  • WEBSITES NHỮNG HỘI chuyên về nhạc Việt
    • Âm Nhạc Việt Nam Trung Tâm Phát Triển
    • Học Viện âm nhạc Huế
    • Học viện âm nhạc quốc gia việt nam
    • Nhạc viện TP HCM
    • Viện Âm nhạc Hà Nội

Powered by Pham Consulting.

Content preparation by Prof. Tran Quang Hai

Phiên bản 1.0