• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar

Tran Quang Hai

Music news from a Vietnamese traditional musician

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Phiên bản 1.0
Bạn đang đọc ở chuyên mục: » ARTICLES » THÙY PHƯƠNG : Ca nương Phạm Thị Huệ: Khuôn mặt Thúy Vân, gian truân Thúy Kiều, (07.2016)

THÙY PHƯƠNG : Ca nương Phạm Thị Huệ: Khuôn mặt Thúy Vân, gian truân Thúy Kiều, (07.2016)

21.02.2018 by Hai Tran Quang

Ngày 27 Tháng 7, 2016 | 09:15 AM

GiadinhNet – Mẹ mất khi mới 1 tuổi, 8 tuổi đi học xa nhà, yêu xa suốt 10 năm rồi ly hôn khi cô con gái nhỏ mới chập chững biết đi… là một vài trong số nhiều nỗi gian truân cuộc sống của ca nương Phạm Thị Huệ.

Hai mẹ con ca nương Phạm Thị Huệ. Ảnh: TL
Hai mẹ con ca nương Phạm Thị Huệ. Ảnh: TL

Qua rồi giai đoạn cần một bờ vai

Nhiều người vẫn nhắc đến ca nương Phạm Thị Huệ qua cách ví von: “Khuôn mặt Thúy Vân, gian truân Thúy Kiều!”. Gặp chị, đem câu chuyện ấy nhắc lại, người đàn bà đẹp này chỉ cười. Chị tâm sự: “Có lẽ tôi hơi khác biệt với quan niệm về hạnh phúc mà số đông định nghĩa. Bạn thấy đấy, có người trông thì hạnh phúc nhưng ẩn đằng sau đấy là rất nhiều điều. Có người lại đang cố gắng sống vì sự lựa chọn của mình, cũng là đạo làm người… Bao năm nay, tôi không có người đàn ông bên cạnh, con gái không có cha, tránh sao khỏi sự trống trải, buồn tủi nhưng bù lại là được tự do về cuộc sống, tư duy, hành động. Nếu mình thích làm điều gì đó là có thể dành vẹn toàn cho nó. Đã có lúc, tôi muốn dựa vào một bờ vai, nhưng giai đoạn ấy giờ đã qua rồi”.

Ca nương Phạm Thị Huệ miệt mài, tâm huyết với công việc giảng dạy, gìn giữ tinh hoa văn hóa nghệ thuật qua các làn điệu ca trù bao nhiêu thì lại kín đáo với kí ức đầy biến động bấy nhiêu. Và như một quy luật, điều gì nghệ sĩ tránh nhắc đến thì công chúng lại càng tò mò. Khi chị được hơn một tuổi thì mất mẹ, cuộc sống gia đình nhiều đổi thay. Sau khi bố chị là nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoa Hựu bán nhà dưới Cẩm Phả chuyển lên Bãi Cháy thì Phạm Thị Huệ sớm phải nếm trải cuộc sống tự lập. Dù là trẻ con nhưng những lúc vui buồn đều tha thẩn một mình.

Tám tuổi, Phạm Thị Huệ thi đỗ vào Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia), hòa nhập vào cuộc sống nội trú, xa nhà. Chị kể, bấy giờ một phòng trong kí túc xá có vài cô bạn bằng tuổi chị được xếp ở cùng với các chị lớn hơn. Thời gian đầu, bạn bè khóc sướt mướt vì nhớ nhà nhưng chị gần như không rơi một giọt nước mắt nào. “Không khóc đâu có nghĩa là mình không nhớ, mà nỗi nhớ lúc đó hình như ở sâu thẳm lắm đến mức khó trào ra. Có lẽ vì tôi sớm mất mẹ, sớm phải nếm trải buồn phiền và khi xa nhà, ý nghĩ đầu tiên vụt lóe lên là: Mình được tự do rồi!”, ca nương Phạm Thị Huệ tâm sự.

15-16 tuổi, Phạm Thị Huệ quen biết người mà bây giờ chị gọi là chồng cũ. Đó là một nghệ sĩ violon khá nổi tiếng. Chị trải lòng, chính chị cũng không ngờ rằng, hai người yêu nhau, trải qua 10 năm xa cách, chờ đợi thì sau đám cưới một thời gian ngắn, lúc con gái mới chập chững bi bô thì ước mơ xây đắp hạnh phúc gia đình bỗng chốc tan thành mây khói. Chị nói: “Mối quan hệ của chúng tôi đã bị phản đối ngay từ đầu từ phía cả hai gia đình. Hồi đó, tôi còn trẻ nên cứ băn khoăn đi tìm một lý do mà đến giờ tôi vẫn không tìm nổi. Hai gia đình phản đối là phản đối thôi, những bình luận đa phần thiên về cảm xúc, cảm tính chứ không rõ ràng. Lắm lúc, bạn bè tôi cứ nói đùa, mâu thuẫn ấy như có từ… kiếp trước! Cuối cùng, dù mâu thuẫn vô hình nhưng đổ vỡ, không thể hàn gắn là có thật”.

Hơn 20 năm qua, ca nương Phạm Thị Huệ ở căn nhà bố chị mua cho trong con ngõ nhỏ phố Khương Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Thời gian, nhịp sống thời đại như ở mãi ngoài bậc cửa. Trong nhà chị cũng chỉ có chiếc tivi nhỏ, mấy chiếc đàn tì bà, đàn đáy và đôi câu đối trên tường. Con gái chị năm nay đã 17 tuổi có “thâm niên” học ca trù từ lúc 5 tuổi và giờ đang tiếp tục học đàn tì bà. Hỏi về tình cảm của ca nương trẻ Nguyễn Huệ Phương (con gái ca nương Phạm Thị Huệ – PV), chị thừa nhận: “Đó là sự thiệt thòi của cháu vì cho đến giờ vẫn không có được sự quan tâm từ bố. Dù thế nào chăng nữa, tôi vẫn cho rằng người bố trong gia đình giữ vai trò quan trọng mà người mẹ có cố cũng khó lòng thay thế. Nhưng có lẽ “người ta” cũng khổ, vì điều gì đó mà không quan tâm được đến con mình đã là khổ rồi. Huống hồ, anh ấy bây giờ có cuộc sống riêng, cũng đầy biến động”.

Chấp nhận cho con chọn… sai đường

Trò chuyện cùng ca nương Phạm Thị Huệ, thỉnh thoảng chị lại nhận một cuộc gọi điện hỏi han của khán giả về lịch đi nghe hát miễn phí. Chị giải thích thêm, mỗi năm Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long, nơi chị và các nghệ sĩ đang nỗ lực gìn giữ và quảng bá ca trù có đến vài tháng miễn phí vé cho người Việt, nhưng lượng người nghe lúc thưa thớt, lúc lại quá ồn ào. Thực tế, những ca nương như chị chưa thể sống được bằng nghề theo đúng nghĩa. Một mình nuôi con, ngày con còn nhỏ, chị phải thuê người giúp việc để đi hát giữ nghề. Ca nương Phạm Thị Huệ tiết lộ, công việc giảng dạy ở Học viện Âm nhạc Quốc gia mới mang đến cho chị sự ổn định, vững vàng để tiếp tục nuôi ý tưởng đưa ca trù xuất ngoại.

Ngày con gái mới 5 tuổi, còn chị đã 30 tuổi, hai mẹ con mới bắt đầu học ca trù từ nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc. Bấy giờ, từ thầy đến trò, ai cũng băn khoăn về độ tuổi của chị, nhất là cảnh vừa nuôi con, vừa đi học liệu có nên “trò trống” gì không? Ca nương Phạm Thị Huệ hóa giải băn khoăn ấy bằng ý nghĩ: Mình học để giữ nghề chứ không phải học để thành ca nương. Một giảng viên dạy nhạc cụ truyền thống muốn bền vững, chuyên sâu thì phải học được làn điệu, thể cách của một ca nương.

Say mê các giá trị truyền thống, con gái chị lại sớm nối nghiệp mẹ, được đánh giá là giọng hát ca trù đầy tiềm năng, nhưng như thế không có nghĩa là đời sống nghệ thuật trong gia đình ca nương Phạm Thị Huệ hoàn toàn bình lặng. Chị chia sẻ: “Giữa thế hệ ca nương xưa và nay có khác nhau, nhất là thế hệ trẻ bây giờ đang chịu tác động từ công nghệ, dễ bị cuốn vào các trào lưu thời thượng. Trước hệ lụy này, người lớn cần nhẹ nhàng nhưng tỉnh táo để phân tích cho con cái về nhận thức. Tôi vẫn để cháu đi học hip-hop, dance spost, hát nhạc nhẹ. Có những lần, khi bước đến “cửa” một game show thì cháu dừng lại. Tôi đã trải nghiệm nên hiểu rằng, tuổi mới lớn khó có thể đúng đắn được ngay. Đôi khi, bố mẹ phải chấp nhận việc con chọn sai đường, đi cùng con một đoạn để con tự quay lại”.

Thỉnh thoảng, ca nương Phạm Thị Huệ cũng nghe con gái kể chuyện rằng người nọ, người kia cũng đi hát như hai mẹ con mà kiếm được nhiều tiền, chị từng bế tắc vì không biết nên giải thích thế nào cho con hiểu. Tương tự, ước mơ về nghề nghiệp của Huệ Phương cũng thay đổi nhiều. Từ một cô bé 2 tuổi chăm chú nghe tuồng, chèo… 5 tuổi học ca trù, có lúc lại chỉ thích làm giáo viên giống mẹ, sau đòi đi hát nhạc nhẹ rồi bây giờ đang học đàn tì bà. 17 tuổi, nhận thức của Huệ Phương đã có thể hiểu lời gan ruột của mẹ: “Mỗi người đều có một ước mơ và sứ mệnh riêng. Vấn đề không hẳn đúng hay sai mà là sự lựa chọn và kết quả khác nhau”.

Trong cuộc sống lẫn sự nghiệp của hai mẹ con ca nương Phạm Thị Huệ, nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc là mối lương duyên còn hơn ruột thịt. Điều ám ảnh ca nương Phạm Thị Huệ nhất là trước khi cụ Chúc mất, trong nỗi đau đớn của tuổi già, bệnh tật, cụ vẫn cầm đàn, hát mẫu, quên mất rằng mình đang ở ranh giới giữa sự sống – cái chết. Nghệ nhân 84 tuổi ấy luôn tin chị có khả năng đặc biệt nên khi bệnh đau quá, cụ đã hỏi: “Thế cô không có cách nào giúp tôi à?”. Ca nương Phạm Thị Huệ chỉ còn cách niệm Phật để cụ Chúc niệm theo. Khi chị đang niệm dở, cụ Chúc chợt kêu lên: “Niệm như thế cho tôi nhanh… chết à?”. Bây giờ, kể lại câu chuyện này, đôi mắt ca nương Phạm Thị Huệ vẫn long lanh nước. Chị bảo, thế mới biết, nghệ sĩ là những người hồn nhiên cho đến hơi thở cuối cùng.

Thùy Phương

http://giadinh.net.vn/xem-nghe-doc/ca-nuong-pham-thi-hue-khuon-mat-thuy-van-gian-truan-thuy-kieu-20160727081606533.htm

Chuyên mục: ARTICLES, CA TRÙ, Phạm Thị Huệ, Tiếng Việt Từ khoá liên quan: (07.2016), gian truân Thúy Kiều, THÙY PHƯƠNG : Ca nương Phạm Thị Huệ: Khuôn mặt Thúy Vân

Primary Sidebar

Chuyên mục

  • Ẩm thực / Gastronomy Vietnam
  • ARTICLES
    • EN FRANCAIS
    • IN ENGLISH
    • Tiếng Việt
  • BACH YEN
  • CA TRÙ
    • Bạch Vân
    • Kiêu Anh
    • Phạm Thị Huệ
    • Quách Thị Hô`
    • Thanh Hoài
    • Thúy Hoà
    • Vân Mai
  • Các nhà thơ Việt Nam
  • Cải lương Giỗ Tổ
  • Cồng Chiêng Tây Nguyên
  • Đàn bâù
    • BÀI VIẾT
    • Nhạc sĩ
    • VIDEO
  • Dân tộc nhạc học / ETHNOMUSICOLOGY
    • Gilbert ROUGET (1916-2017)
  • Dân tộc thiểu số
  • ĐÀN TRANH
  • Đặng Hoành Loan
  • Điều cần biết
  • Gia đình Trân Văn Khê
  • Hát đông song thanh TQH
  • Hô`i ký
  • HUY CHƯƠNG / MÉDAILLES
  • JIMMY SHOW
  • Kỷ niệm SAIGON trước 1975
  • LAM PHUONG
  • LÊ VĂN KHOA
  • Lịch sử tân nhạc Việt Nam
  • Lơi hay ý đẹp
  • MÚA RỐI NƯỚC
  • Nghệ Sĩ Cải lương
  • Nghệ sĩ trình diễn /MUSICIANS
    • Hải Phượng
    • Hô Thuy Trang
    • Hoàng Co Thuy
    • NGDN Phương Bảo
    • Nguyễn Thanh Thủy
    • Phương Oanh
    • Vo Van Anh
  • NGHỆ SĨ TỪ TRẦN / CONDOLENCES
  • Ngôn ngữ Tiếng Việt
  • NGUYEN VINH BAO
    • Bài viết
    • Video
  • Nguyệt san Cỏ Thơm
  • Nguyệt san Cỏ Thơm USA
  • NHAC CU VIÊT NAM
    • ARTICLES / Bài viết
    • PHOTOS
    • VIDEO
  • Nhạc sắc tộc
  • Nhạc sĩ / Soạn nhạc gia Việt Nam
  • Nhạc Việt
    • Âm nhạc cổ truyền
    • Lịch sử tân nhạc
    • Nhạc mới
      • 70 năm tình ca việt nam (1930-2000)
  • Những bài viết cho sách TQH tương lai 2018
  • PEOPLES IN VIETNAM / Dân tộc VIETNAM
  • PETRUS KY
  • PHỎNG VẤN NGHỆ SĨ
  • PHOTOS
    • Photos avec des musiciens vietnamiens
    • Photos des ethnomusicologues
    • TRAN QUANG HAI
      • Photos Festivals TQH
  • Photos anciennes du Vietnam/ Hình ảnh xua Việt Nam
  • PHOTOS TQH overtones
  • Sách xưa
  • Sáu Long Tây Ninh cổ nhạc
  • Sinh hoạt nghệ thuật trong nước
  • Sinh hoạt nghệ thuật Viet Nam ở hải ngoại
  • Sinh hoạt văn nghệ hải ngoại
  • THẦN ĐỒNG ÂM NHẠC
  • Thần Đồng nhạc cổ Việt Nam
  • THAO GIANG nhạc sĩ
  • Tiếng Tơ Đông
  • Tiếng Việt – Vietnamese language
  • Tiễu sữ ca sĩ
  • TRAN QUANG HAI
    • Articles
    • Photos
    • Ra mắt sách TQH 2019
    • Tiểu sử / Biography
    • VIDEO TRAN QUANG HAI
  • TRAN QUANG HAI's WEBSITES
  • TRAN VAN KHE
    • DAM TANG TRAN VAN KHE
    • Hô`i Ký GS Trâ`n Văn Khê
    • Những bài viết
    • PHOTOS
    • VIDEO
  • TRAN VAN TRACH
    • Bài viết
    • VIDEO
  • Vầng trăng cổ nhạc
  • Video
  • VIDEO CHANT DIPHONIQUE / THROAT SINGING
    • The Ode to Joy
  • VIDEO JEW'S HARP
    • KHAI NGUYÊN
  • VIDEO SPOONS
    • Trâ`n Quang Hải
  • VIET NAM
    • UNESCO ICH
      • BÀI CHÒI
      • CA TRÙ
      • CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
      • DÂN CA VÍ GIẶM NGHỆ TĨNH
      • ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ
      • HÁT XOAN
      • HỘI GIÓNG
      • NHÃ NHẠC
      • QUAN HỌ
      • THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG
      • TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VIỆT NAM
  • VIETNAM
    • Hát Văn / Chầu văn
    • MODERN MUSIC
    • TRADITIONAL MUSIC
      • Bài chòi
      • Ca Trù
      • Cải lương
      • Dân ca miền Trung
      • Đơ`n ca tài tử
      • Hát bội / Hát tuô`ng
      • Hát chèo
      • Hát Then
      • Hát Văn – Chầu Văn
      • Hát Xẩm
      • Hát Xoan
      • Quan Họ
      • Trống Quân
      • Vọng Cổ
  • VIETNAM UNKNOWN – COLOR MAN
  • WEBSITES NHỮNG HỘI chuyên về nhạc Việt
    • Âm Nhạc Việt Nam Trung Tâm Phát Triển
    • Học Viện âm nhạc Huế
    • Học viện âm nhạc quốc gia việt nam
    • Nhạc viện TP HCM
    • Viện Âm nhạc Hà Nội

Powered by Pham Consulting.

Content preparation by Prof. Tran Quang Hai

Phiên bản 1.0