Xin chú giới thiệu xuất xứ của đàn tranh?
Thơ Thơ: Một lần nữa xin cám ơn chú đã rất nhiệt tình ủng hộ cũng như chia sẻ những kiến thức về âm nhạc với các độc giả Suối Nguồn. Để không mất thời gian, cháu xin đặt câu hỏi đầu tiên về nhạc cụ đàn Tranh: Xin chú giới thiệu xuất xứ của đàn tranh.
Trần Quang Hải: Đàn Tranh có lẽ là cây đàn được nhiều người Việt biết tới nhiều nhất hiện nay. Đàn Tranh xuất xứ từ bên Trung Quốc. Chữ “Tranh” có nghĩa là “tranh luận”, “cãi nhau”. Từ đó mới có giả thuyết cho rằng ngày xưa bên xứ Tàu dưới thời nhà Tần, có một gia đình nhạc sĩ nổi tiếng về đàn tranh trong một vùng đất bên Tàu. Ông thầy có hai người con trai học đàn tranh. Lúc đó đàn tranh có 25 dây. Một hôm hai cậu con trai tranh nhau cây tranh duy nhứt trong nhà để dành đàn. Người cha bị quấy rầy bởi cuộc tranh cãi, tức giận mới mang cây đàn ra chẻ làm đôi, làm hai cây đàn tranh, một cây 13 dây (hiện còn thấy ở miền Bắc xứ Trung quốc, và cây đàn tranh KOTO cu?a Nhựt) và một cây 12 dây (hiện còn được thông dụng ở Đại Hàn và Mông Cổ). Một giả thuyết khác cho rằng ông Mông Điềm, một thượng quan nhà Tần, sáng chế ra đàn tranh bằng cách chặt cây tranh ra làm hai làm thành hai cây tranh nhỏ 12 và 13 dây.
Theo GS Nguyễn Hữu Ba, một truyền thuyết cho rằng có một gia đình nhạc sĩ dạy đàn tranh 32 dây. Ông thầy có hai cô con gái thích học đàn tranh với cha. Bình thường người em nhường cho chị đàn trước rồi người em đàn sau. Bỗng một hôm, ngươì em dành đàn trước. Hai chị em lời qua tiếng lại làm quấy rầy giấc ngủ của người cha. Ông bực mình mới mang cây đàn 32 dây ra cắt đôi, đóng hai cây đàn tranh mỗi cây 16 dây. Từ đó mới có đàn tranh 16 dây ở Việt Nam.
Ở Việt Nam đàn tranh xuất hiện vào thời kỳ nào, chưa ai có thể xác định rõ. Điều chắc chắn là đàn tranh được nhắc đến trong đoạn miêu tả dàn tiểu nhạc dưới thời nhà Trần (1225-1400) trong quyển “Vũ Trung Tùy Bút “ của Phạm Đình Hổ. Ông Phạm Đình Hổ cho biết là đàn tranh thời đó chỉ có 15 dây chứ không phải 16 dây hay hơn nữa bây giờ ở Việt Nam, và được khảy bằng móng bằng bạc hay bằng hai thanh sậy nhỏ gõ lên dây đàn giống như cách gõ trên đàn tam thập lục. Nhưng cách gõ bằng thanh sậy nhỏ ngày nay bị thất truyền.
http://www.vsscanada.org/vn/culture/art_and_music/the_zither/the_zither_page_1.php
đàn Tranh có bao nhiêu dây thưa chú?
Thơ Thơ: Vậy hiện nay, đàn Tranh có bao nhiêu dây thưa chú?
Trần Quang Hải: Thông thường, đàn tranh có 16 dây, còn gọi là “đàn thập lục”. Chữ “đàn thập lục” chỉ được lưu hành nhiều ở miền Bắc, còn ở Trung và Nam thì chọn từ “đàn tranh”. Người miền Nam thích cái gì ngắn gọn và rút ngắn chữ đàn tranh thành “tranh” mà thôi. Thí dụ như nói “dàn nhạc gồm có tranh, kìm, cò, sáo, v.v…. Chứ không nói dàn nhạc gồm có đàn tranh, đàn kìm, đàn cò, ống sáo, v.v….)

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo
Trong thập niên 70, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo ở miền Nam cũng như các nhạc sĩ đàn tranh ở miền Bắc mới cho thêm dây vào đàn tranh tạo thành đàn tranh 17 dây, 19 dây, 21 dây và 25 dây.để thêm nhiều bát độ trong phần trầm được sử dụng trong các sáng tác mới.
Xin chú cho đọc giả Suối Nguồn biết những yếu tố căn bản cũng như đặc điểm âm thanh của đàn Tranh
Thơ Thơ: Xin chú cho đọc giả Suối Nguồn biết những yếu tố căn bản cũng như đặc điểm âm thanh của đàn Tranh.
Trần Quang Hải: Đàn Tranh có kích thước nhỏ nhứt trong các cây loại đàn tranh ở Á châu. Thùng đàn dài từ 100cm tới 110cm. Một đầu rộng từ 17 cm tới 20cm. Một đầu nhỏ rộng từ 12cm tới 15 cm. Mặt âm bảng (soundboard / table d’harmonie) làm bằng cây ngô đồng hình cầu vòng (semi circular /semi circulaire) (hiện nay ở Việt Nam mặt âm bảng làm bằng ván thường nên không có tiếng vang tốt và ván không được ngâm trong nước đúng tiêu chuẩn nên khi xuất cảng ra hải ngoại, mặt âm bảng các cây tranh hiện nay thường bị nứt vì độ sưởi ở các quốc gia Âu Mỹ). Thành đàn làm bằng gỗ trắc. Đáy đàn làm bằng một miếng ván có khoét ba lỗ: lỗ hình bán cầu ở phía dưới đầu đàn để có chỗ cột dây đàn cho đừng bi. tuột dây ; lỗ thứ nhì hình chữ nhựt ở giữa đáy đàn dùng để cho người đàn có nơi để xách đàn ; và lỗ thứ ba tròn và nhỏ dùng để treo đàn trên vách tường sau khi đàn xong, một cách trang trí vách tường trong phòng khách và cũng là một dấu hiệu cho phái nam tới nhà biết là trong nhà có con gái. Đầu đàn có một sợi dây bằng đồng uốn cong gọi là “cầu đàn” dùng làm điểm tựa cho 16 dây đàn bằng thép (ngày xưa dây đàn tranh bằng tơ xe lại cho tới cuối thế kỷ 18, bằng thau cho tới đầu thế kỷ 20 và từ đó bằng thép). Mỗi sợi dây căng từ cầu đàn tới trục đều chạy trên một con nhạn (còn gọi là “ngựa đàn” (bridge / chevalet). Nhạn có thể di chuyển tùy theo cách lên dây theo điệu Bắc, Nam, Xuân, Ai, Đảo, Oán, vv… Âm vực của đàn tranh cổ truyền là ba bát độ. Hiện nay có đàn tranh với 25 dây gồm có 4 bát độ với quãng 6 trưởng. Theo truyền thống miền Trung và Bắc, người đàn tranh sử dụng ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay mặt hoặc với móng tay thật để đài mà khảy nhưng âm thanh phát ra không được trong, hoặc với móng gảy (plectrum / onglet) đeo vào đầu ngón tay. Ở miền Nam chỉ dùng hai ngón tay: cái và trỏ mà thôi.
Có nhiều thủ pháp cho tay mặt rất được phổ thông cho đàn tranh. Cách gẩy lướt trên các dây đàn tạo thành một chuổi âm dài. Có hai cách đàn chữ Á. Á xuống gẩy với ngón cái từ các âm cao đến âm thấp khoảng 7 hay 8 dây liên bậc Á lên gẩy với ngón tay trỏ từ âm thấp tới âm cao.
Kỹ thuật này rất được ưa thích tại Việt Nam và nhứt là các nhạc sinh thế hệ trẻ sau này thường đàn trong các nhạc phẩm mới sáng tác.
Ðánh chồng âm, hợp âm thường được thấy trong nhạc đàn tranh, có nghĩa là hai âm thanh cùng đánh một lúc tạo thành hai âm cách nhau một quãng tám, gọi là song thanh (miền Nam), hay song long (miền Bắc), có khi liên bậc hay có khi cách bậc. Ðánh song huyền là cách đánh hai dây cùng một lúc nhưng âm thanh không cách nhau một quãng tám như song long/song thanh mà có thể là quãng 2, 3, 4, 5 v.v.
Ðánh nhiều dây là đánh cùng một lúc ba hay bốn dây tạo thành một hợp âm. Kỹ thuật này mới được áp dụng sau này có chiều hướng tây phương. Ngón vê là dùng các ngón tay mặt gẩy liên tục thật mau trên một dâỵ Có thể vê hai dây.
Một số thủ pháp như ngón láy rền, ngón vuốt, vv… làm tăng thêm sự phong phú của kỹ thuật đàn tranh Việt Nam Thủ pháp của bàn tay trái góp phần để tạo rõ hiệu quả âm thanh tính qua các ngón rung, ngón nhấn, ngón vỗ. Mấy lúc sau này tay trái còn được sử dụng phối hợp với bàn tay mặt để đánh các chồng âm hay một vài kỹ thuật khác. Thủ pháp tay trái gồm có:
Ngón rung là dùng 2 hay 3 ngón tay trái rung nhẹ trên sợi dây tạo một âm thanh phát ra giao động như làn sóng nhỏ Ngón nhấn có thể nhấn nửa bậc, một bậc hay một bậc rưỡi Ngón nhấn láy được dùng rất thường ở đàn tranh Ngón vỗ dùng ngón tay mặt gẩy dây cùng một lúc ngón tay trái vỗ và nhấc lên ngay.
Ngón vuốt dùng tay mặt gẩy đàn, tiếp theo dùng 2 hay 3 ngón tay trái vuốt trên dây đàn đó làm tăng sức căng của dây đàn một cách đều đều, liên tục âm thanh được nâng cao lên nửa cung hay một cung là thủ pháp của tay trái mà trước đây quá ít người biết sử dụng. Có thể gẩy bằng hai tay để tạo thêm chồng âm. Thường là tay trái gẩy những âm rải trong khi tay mặt phải sử dụng ngón vê, hoặc trong khi tay mặt nghỉ. Ðôi lúc có thể gẩy giai điệu trong bản nhạc, đặc biệt là những đoạn nhạc êm dịu, trữ tình. Bồi âm là kỹ thuật mới bắt nguồn từ kỹ thuật đàn bầu, nghĩa là chạm cạnh bàn tay trái lên giữa dây đành tính từ cầu đàn tới con nhạn trong khi tay mặt gẩy dây đó.
Đàn Tranh được phổ biến, thịnh hành nhất vào thời gian nào thưa chú?
Thơ Thơ: Đàn Tranh được phổ biến, thịnh hành nhất vào thời gian nào thưa chú?

Phạm Thúy Hoan
Trần Quang Hải: Đàn tranh được thịnh hành nhứt từ sau năm 1975 khi người Việt đi tỵ nạn khắp năm châu. Trong xứ, âm nhạc viện Hà Nội và âm nhạc viện TP HCM (Saigon) có nhiều lớp dạy đàn tranh. Học sinh ghi tên học rất đông lên hàng trăm học trò. Nữ nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan ở Saigon đã mở lớp dạy nhạc dân tộc và ban nhạc Tiếng Hát Quê Hương có nhiều em bé đàn tranh rất giỏi. Nữ nhạc sĩ Hải Phượng, con gái của Phạm Thúy Hoan, là người đàn tranh thuộc hạng giỏi nhứt nhì ở Việt Nam. Cô đã từng sang Pháp trình diễn, và được mời đi sang Nhựt, Đại Hàn và nhiều quốc gia khác ở Âu Á. Cô đoạt giải huy chương vàng đàn tranh năm 1992. Nữ nhạc sĩ Thanh Thủy, giảng viên đàn tranh ở âm nhạc viện Hà nội , đoạt huy chương vàng đàn tranh ở Việt Nam và được mời đi trình diễn ở nhiều nước ở Âu và Á . Nhạc sư Vĩnh Bảo tiếp tục làm đàn tranh , kìm , và mở lớp dạy đàn tranh trên mạng cho nhiều người ở hải ngoại học.

Hải Phượng

Thanh Thủy
Trong khi đó ở hải ngoại có rất nhiều nhạc sĩ đàn tranh đã mở lớp dạy đàn tranh và thu hút rất nhiều trẻ em Việt Nam. Ở Pháp có nữ nhạc sĩ Phương Oanh đã mở nhiều lớp đàn tranh tại Paris, ngoại ô Paris từ đầu thập niên 80, và nhiều lớp ở các quốc gia Âu châu như Bỉ, Thụy Sĩ, Na Uy, Hòa Lan, Đức, vv…

Phương Oanh

Quỳnh Hạnh
Hồ Thụy Trang
Ngoài ra nữ nhạc sĩ Quỳnh Hạnh cũng có mở lớp dạy đàn tranh tại Paris. Nữ nhạc sĩ Hồ Thụy Trang tới Pháp năm 2000 cũng có mở lớp dạy đàn tranh ở Pháp và Thụy Sĩ. Cả ba nữ nhạc sĩ đều có trình diễn đàn tranh thường xuyên, đóng góp nhiều cho việc bảo tồn nhạc đàn tranh ở Pháp.Ngoài ra còn có GS Trần Văn Khê là người đã thành lập trường Trung tâm nghiên cứu nhạc Đông Phương tại Paris từ năm 1960 và đã đào tạo hàng trăm học trò Việt và Âu châu. Tôi đã thực hiện 23 dĩa hát về đàn tranh tại Paris và đã nhận được hai giải thưởng Academie du Disque Charles Cros của Pháp năm 1983 và 1996 với sự đóng góp của Bạch Yến.

Trần Thị Thủy Ngọc
Em gái tôi, Trần thị Thủy Ngọc, đàn tranh rất đúng truyền thống, đã dạy nhiều năm tại Trung tâm Nghiên cứu nhạc Đông Phương ở Paris và có đàn tranh chung với thân phụ, GS Trần Văn Khê hai dĩa CD xuất bản tại Paris.
Ở Canada có nhạc sĩ Đức Thành sử dụng đàn tranh rất tài tình. Anh đã thực hiện cuốn video dạy đàn tranh hàm thụ. Nhạc sĩ Khắc Chí ở Vancouver (Canada) đàn
tranh và đàn độc huyền rất điêu luyện, đã cùng với nữ nhạc sĩ Ngọc Bích thực hiện hai CD về nhạc Việt trong đó có đàn tranh. Nữ nhạc sĩ Lê Kim Uyên từ Úc sang định cư ở Canada, viết luận đề cao học về nhạc Việt, rất giỏi về đàn tranh, thường trình diễn tại Canada.

Nguyễn Thuyết Phong
Tại Hoa Kỳ có GS Nguyễn Thuyết Phong chuyên về nhạc Phật Giáo nhưng rất giỏi về đàn tranh và một số nhạc khí khác. Anh giảng dạy nhạc Việt Nam tại một số trường đại học và trình diễn nhiều nơi tại Hoa Kỳ với đàn tranh, đàn kìm, trống. Bác sĩ Đào Duy Anh rất điêu luyện về đàn tranh, thường trình diễn đàn tranh trước khi trở thành bác sĩ

Ngọc Dung
y khoa. Nữ nhạc sĩ Ngọc Dung ở San Jose, Cali, Hoa kỳ, là một người đàn tranh nhà nghề, trước là giáo sư đàn tranh thuộc nhóm Hoa Sim ở Saigon trước 1975. Cô thành lập ban cổ nhạc cải lương ở San Jose và trình diễn tại Hoa Kỳ với đàn tranh hay đàn chung với ban nhạc cải lương.

Lê Tuấn Hùng
Tại Úc châu, có Lê Tuấn Hùng và Đặng Kim Hiền là một cặp nhạc sĩ rất tài danh, đóng góp nhiều cho nhạc Việt Nam tại Úc châu. Tiến sĩ dân tộc nhạc học Lê Tuấn Hùng viết luận án tiến sĩ về đàn tranh, viết một số nhạc phẩm đương đại cho đàn tranh và cũng là nhạc sĩ đàn tranh có nhiều tài năng. Nữ nhạc sĩ Đặng Kim Hiền, huy chương vàng hát dân ca ở Việt Nam, thành hôn với Lê Tuấn Hùng, đàn tranh, đàn độc huyền, đàn kìm và hát dân ca rất giỏi. Hai vợ chồng này đã mang lại cho nhạc Việt Nam những bông hoa âm nhạc hiếm có với tiếng đàn tranh đầy màu sắc mới lạ.
Thưa chú đàn Tranh ảnh hưởng thế nào trong dân ca Việt Nam ?
Thơ Thơ: Thưa chú đàn Tranh ảnh hưởng thế nào trong dân ca Việt Nam ?
Trần Quang Hải: Đàn Tranh không có nhiều ảnh hưởng trong dân ca Việt Nam. Dân ca theo đúng nghĩa của nó là không có nhạc đệm. Từ khi đất nước bị chia làm đôi (1954-1975), thì tại miền Bắc bắt đầu phát triển việc sử dụng đàn tranh để đệm cho các bài hát dân ca cải biên.
Vậy theo chú, miền nào dùng đàn tranh nhiều nhất ?
Thơ Thơ:Vậy theo chú, miền nào dùng đàn tranh nhiều nhất ?
Trần Quang Hải: Có thể miền Nam dùng đàn tranh nhiều nhứt. Miền Bắc chỉ có đàn tranh dùng để đệm cho các bài hát. Miền Trung, đàn tranh được nghe trong dàn tiểu nhạc thuộc nhã nhạc, hay trong dàn nhạc ngũ tuyệt (tranh, nguyệt, tỳ, tam, sáo).Ở miền Nam, đàn tranh thuộc dàn nhạc cải lương, dàn nhạc đàn tài tử, độc tấu, song tấu (tranh, kìm), tam tấu (tranh, kìm, cò), đệm ngâm thơ Tao Đàn
Những nghệ sĩ nào sử dụng đàn Tranh tài tình nhất Việt Nam ?
Thơ Thơ: Những nghệ sĩ nào sử dụng đàn Tranh tài tình nhất Việt Nam ?
TQH:Sự đóng góp của một số giáo sư cổ nhạc như GS Nguyễn Hữu Ba, GS Bửu Lộc, GS Vĩnh Phan, Nhạc sĩ Ba Dư, GS Nguyễn Vĩnh Bảo đã đào tạo một số nhạc sĩ trẻ có đầu óc muốn cải tiến và phát triển như Phạm Thúy Hoan, và các nhạc sĩ nhóm Hoa Sim như Quỳnh Hạnh, Phương Oanh, Ngọc Dung ở Saigon trước 1975. GS Nguyễn Vĩnh Bảo đã chế biến thành những cây đàn tranh 17, 19, 21 và tới 25 dây với những âm thanh thật trầm và thật sống làm cho âm sắc giàu hơn nhiều.

Phương Bảo
Ở Hà nội có nữ nhạc sĩ Phương Bảo giảng dạy đàn tranh ở âm nhạc viện và là người có đầu óc sáng chế một loại đàn tranh thử nghiệm
Hiện nay tại Việt Nam, ngoài Phạm Thúy Hoan, và Hoàng Cơ Thụy,

Hoàng Cơ Thụy
còn có ba nữ nhạc sĩ đàn tranh trẻ tuổi tài cao là Hải Phượng (đoạt giải Tài năng trẻ đàn tranh toàn quốc 1992,

Võ Vân Ánh
Vân Ánh (đoạt giải đàn tranh tài năng trẻ năm 1995) và Thanh Thủy (đoạt giải tài năng trẻ đàn tranh năm 1998). Một đại hội đàn tranh Châu Á lần đầu tiên được tổ chức tại Saigon từ 10 tới 14 tháng 9, 2000 với sự tham gia của hơn 200 nhạc sĩ đàn tranh của Việt Nam, Đại Hàn, Nhựt Bổn và Tân Gia Ba thổi một luồng gió mới vào nhạc dân tộc trong xứ, và có thể làm phát triển đàn tranh ở Việt Nam
Người nước ngoài có biết đến đàn Tranh hay không thưa chú?
Thơ Thơ: Người nước ngoài có biết đến đàn Tranh hay không thưa chú?
Trần Quang Hải: Ở Pháp có một số người học đàn tranh với GS Trần Văn Khê.

GS Trần Văn Khê
Cô Catherine Despeux học đàn tranh để hiểu về nhạc Đông Phương. Cô viết luận án về Võ Thuật Trung quốc và sau này làm giáo sư về văn hóa Trung quốc ở Đại học Paris. Cô Lucie Rault, học đàn tranh Việt và đàn tranh Tàu để đối chiếu. Sau nhiều năm học và nghiên cứu, cô bảo vệ luận án tiền sĩ về đàn tranh Tàu. Hiện cô làm giám đốc văn phòng dân tộc nhạc học (Viện bảo tàng Musée de l’Homme, Paris). Tại Bỉ có anh Pierre Thạch học đàn tranh với Phương Oanh và mở lớp dạy đàn tranh cho các em bé và trẻ tuổi Việt Nam.vv
Chú ơi, với kinh nghiệm của chú thì làm thế nào để người ta biết đó là một cây đàn Tranh tốt ?
Thơ Thơ: Chú ơi, với kinh nghiệm của chú thì làm thế nào để người ta biết đó là một cây đàn Tranh tốt ?

Đàn Tranh
Trần Quang Hải: Đàn Tranh tốt là khi đàn, tiếng nghe rất trong trẻo, và vang to khi khảy đàn. Mặt âm bảng (table d’harmonie / soundboard) làm bằng cây ngô đồng, tiếng nghe sẽ trong, vang to. Đàn phải nhẹ, mặt âm bảng không sơn bóng để cho các sớ cây thở và rung động khi đàn.
Chú có sử dụng đàn Tranh hay không thưa chú?
TT: Chú có sử dụng đàn Tranh hay không thưa chú?

Trần Quang Hải
TQH:Tôi đàn tranh từ khi sang Pháp, tính ra tới nay đã gần 50 năm. Với đàn tranh tôi trình diễn 3.500 buổi tại 70 quốc gia, tham dự 120 đại hội liên hoan nhạc cổ truyền trên thế giới, đệm đàn tranh cho nhiều phim bên Pháp, cộng tác với các soạn nhạc gia của Pháp như Vladimir Cosma, Philipe Sarde, Jean Claude Petit, Gabriel Yared. Tôi là người đầu tiên dùng đàn tranh trong nhạc điện thanh (electro-acoustical music) vào năm 1975 trong nhạc phẩm điện thanh đầu tiên của Việtnam mang tên là “Về Nguồn” do cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Tường cùng tôi đồng sáng tác mà tôi lại là người tấu nhạc đàn tranh, muỗng, đàn môi và hát đồng song thanh. Tôi đã thực hiện 15 dĩa nhựa 33 vòng /30 cm tại Pháp và 8 dĩa CD về đàn tranh từ năm 1971. Tôi đàn tranh theo truyền thống miền Nam, học với thân phụ tôi là GS Trần Văn Khê và theo truyền thống gia đình họ Trần (tôi là nhạc sĩ đời thứ năm).
Chú thấy số người đến với đàn Tranh nhiều hay ít thưa chú ?
Thơ Thơ: Và câu hỏi cuối cùng cho buổi nói chuyện hôm nay là: với hơn 3500 buổi biểu diễn khắp nơi trên thế giới, với kinh nghiệm và vốn liếng về đàn dân tộc mà chú đã có trong mấy chục năm nay thì hiện nay, chú thấy số người đến với đàn Tranh nhiều hay ít thưa chú ?
Trần Quang Hải:Số người đến với đàn tranh có nhiều nhưng đi tới nơi tới chốn, tức là trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp thì rất ít. Các nhạc sinh học đàn tranh trong xứ ngày nay biết đọc nốt nhạc khi đàn nhưng theo tôi thì phương pháp đó chỉ làm cho nhạc sĩ trở thành nô lệ cho việc đọc nhạc mà không còn có óc tức hứng khi đàn. Ở hải ngoại, số người đến với đàn tranh rất nhiều nhưng chỉ đàn cho vui, giải trí chứ không có ý định học đàn tranh để trở thành người trình diễn hay dạy đàn. Trong phần sách tham khảo và CD về nhạc đàn tranh, tôi chỉ lựa một vài quyển sách và CD về nhạc đàn tranh Việt Nam mà thôi. Còn sách và dĩa CD về nhạc ba quốc gia Trung Quốc, Nhựt Bổn và Đại Hàn thì tạm gác.
http://thuvien-ebook.com/forums/archive/index.php?t-1485.html
Muốn có thêm tài liệu về các người trình diễn nhạc cổ truyền ở trong nước và hải ngoại , xin mời vào blog của trần quang hải : https://tranquanghai1944.com