• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar

Tran Quang Hai

Music news from a Vietnamese traditional musician

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Phiên bản 1.0
Bạn đang đọc ở chuyên mục: » ARTICLES » THANH HIỆP: GS-TS Trần Quang Hải: Ðể âm nhạc dân tộc vang xa hơn, 2007

THANH HIỆP: GS-TS Trần Quang Hải: Ðể âm nhạc dân tộc vang xa hơn, 2007

01.04.2018 by Hai Tran Quang

GS-TS Trần Quang Hải: Ðể âm nhạc dân tộc vang xa hơn

Thứ Ba, 25/12/2007, 15:42:00

Ôm gối cha xin làm đệ tử

Sau khi tốt nghiệp Trường Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn với bộ môn vĩ cầm, năm 1961 Trần Quang Hải (người đứng trong ảnh) sang Pháp học nhạc tại Trường đại học Sooc-bon. Lúc này, Trần Quang Hải vẫn mang theo giấc mộng được trở thành nghệ sĩ độc tấu violon nổi tiếng trên nước Pháp.

GS-TS Trần Văn Khê không cản ngăn ý hướng của con trai. Ông khéo léo sắp đặt một cuộc gặp gỡ giữa con mình với GS Yehudi Menuhin – một danh sư nổi tiếng về violon trên thế giới rồi ông kiên nhẫn chờ đợi. Trần Quang Hải kể lại trong niềm xúc động: “Sau khi tôi trổ tài trước thần tượng của mình trên cây đàn violon, GS Yehudi Menuhin đã cho tôi một lời khuyên. Ông nói rất thẳng thắn: “Người Pháp không cần thêm một nhạc công violon gốc Việt khi họ đã có hàng nghìn violonist tầm cỡ. Ðiều họ cần là một chuyên gia về âm nhạc dân tộc Việt Nam như GS Trần Văn Khê”. Lúc đó tôi thật sự bừng tỉnh, quay về bên gối cha, quỳ lạy để xin được thọ giáo dù có hơi muộn nhưng đó là hướng đi đúng của tôi”.

Mười năm học tập cha từ ngón đàn cho đến việc nghiên cứu, ghi chép, đúc kết kinh nghiệm, Trần Quang Hải đã thật sự rời bỏ cây đàn violon để học đàn tranh và trở thành người học trò xuất sắc, người trợ lý đáng tin cậy của cha tại Trung tâm Nhạc học Phương Ðông (Paris). Từ nền tảng này, Trần Quang Hải đã hoàn thành chương trình học về ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật và âm nhạc tại các trường đại học Louvre, Sorbonne (Paris), Cambridge (London) và còn học được những “bảo bối” từ nghệ thuật truyền khẩu, truyền ngón từ nhiều nghệ nhân đàn dân tộc Á, Âu.

Tìm một lối đi riêng

Tiếp thu nhanh những bài giảng, nhờ may mắn được tiếp cận với cha là một nhà sư phạm, một chuyên gia âm nhạc dân tộc học lớn, được nghe phân tích, hướng dẫn, dìu dắt không kể giờ giấc. Chỉ một thời gian sau, Trần Quang Hải được cha giới thiệu vào làm việc tại Viện Bảo tàng con người ở Paris.

Tại đây, anh đã may mắn tiếp cận với kho tàng băng đĩa âm nhạc dân gian để bù vào khoảng trống cho hoàn cảnh sống xa quê hương, xa môi trường sinh hoạt âm nhạc dân tộc trong nước. Không bỏ qua những lợi thế có được từ điều kiện sống, học tập cộng với những nỗ lực bản thân, Trần Quang Hải đã trở thành tiến sĩ âm nhạc dân tộc người Việt thứ hai trên đất Pháp, sau cha của mình. Anh còn cố tìm lối đi riêng khi phát huy việc nghiên cứu âm nhạc các dân tộc. Trần Quang Hải từng bước thâm nhập, tìm tòi, nghiên cứu và sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ của 54 dân tộc. Hiện nay, với vai trò nhà nghiên cứu, nghệ sĩ biểu diễn, nhạc sĩ sáng tác, người diễn thuyết, nhà sư phạm… GS-TS Trần Quang Hải đã từng bước tiếp nối cha mình giới thiệu âm nhạc Việt trên toàn thế giới.

Nhiều công trình của anh đã đạt hiệu quả ứng dụng cao trong ý nghĩa liên ngành giữa âm nhạc học với nhiều bộ môn khoa học khác như: âm thanh học, dân tộc học, xã hội học, tâm lý học… GS-TS Trần Văn Khê có lần không khỏi băn khoăn khi biết con trai mình bất chấp hậu quả, quyết định cho các nhà nghiên cứu về y học rọi X-quang vào họng để tận mắt tìm hiểu cách vận hành “bộ máy” phát âm của con người mà theo họ, Trần Quang Hải có sợi dây thanh đới cũng như cổ họng đặc biệt so với người thường.

Trong gia tộc, nghệ sĩ Trần Văn Trạch – chú ruột của anh là người đã vang danh với tài dùng khẩu thuật sáng tạo tất cả những thanh âm từ động vật đến tiếng máy cơ động mà công chúng đã từng phong tặng nghệ danh “Quái kiệt Trần Văn Trạch”. Khi nhắc đến việc làm khiến cha mình lo ngại, Trần Quang Hải cho rằng đó là hành động “cảm tử để người sau tiến xa hơn”, nhằm góp phần mang lại hiệu quả cho công trình nghiên cứu có một không hai của anh, đó là lối hát đồng song thanh (hát cùng lúc hai giọng).

“Vua muỗng”, “vua đàn môi”

Với mong muốn truyền bá và làm mới nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ dân gian trong cuộc sống đương đại, Trần Quang Hải đã học từ những người bạn Nga cách biểu diễn gõ muỗng theo tiết tấu. Anh dùng hai thìa inox khuấy động cả không gian bằng nhiều tiết tấu sinh động. Anh gõ hai muỗng đến ba muỗng, rồi sau đó gõ trên cánh tay, đùi và những ngón tay uyển chuyển.

Tại Liên hoan dân nhạc tổ chức tại Anh năm 1967, anh đã được phong tặng danh hiệu “vua muỗng”. Ðiều làm công chúng trong và ngoài nước ngưỡng mộ hơn là Trần Quang Hải đã hòa tấu nhạc muỗng với các loại nhạc cụ dân tộc Việt như: tranh, sáo, bầu, kìm… Không chỉ là “vua muỗng”, anh còn được biết đến với danh hiệu ông “vua đàn môi”. Ði nhiều nơi, tìm hiểu và nghiên cứu một cách tỉ mỉ, hiện nay Trần Quang Hải đã sưu tầm và chơi thành thạo hơn 30 loại đàn môi bằng đồng, thau, tre của người dân tộc thiểu số.

Hơn 30 năm tìm hiểu và trở thành chuyên gia lớn nhất về lối hát đồng song thanh, GS-TS Trần Quang Hải đã phổ biến kỹ thuật hát đặc biệt của người Mông Cổ ra khắp thế giới.

Anh nói: “Chủ trương của tôi là bảo tồn nền âm nhạc truyền thống dân tộc nhưng không bảo thủ, mà phải tích lũy thêm những tinh hoa mới, bồi đắp và phát huy cho nền âm nhạc dân tộc nước nhà. Ba tôi chính là ngọn đuốc sáng trong đời tôi. Tôi vẫn tiếp tục đi tới, vẫn trân trọng giữ gìn tất cả những điều cha tôi dạy dỗ. Hoài bão của tôi là muốn được trao lại những gì đã học cho thế hệ trẻ yêu thích âm nhạc dân tộc”.

Bài và ảnh: THANH HIỆP

Chuyên mục: ARTICLES, Articles, Tiếng Việt, TRAN QUANG HAI Từ khoá liên quan: 2007, THANH HIỆP: GS-TS Trần Quang Hải: Ðể âm nhạc dân tộc vang xa hơn

Primary Sidebar

Chuyên mục

  • Ẩm thực / Gastronomy Vietnam
  • ARTICLES
    • EN FRANCAIS
    • IN ENGLISH
    • Tiếng Việt
  • BACH YEN
  • CA TRÙ
    • Bạch Vân
    • Kiêu Anh
    • Phạm Thị Huệ
    • Quách Thị Hô`
    • Thanh Hoài
    • Thúy Hoà
    • Vân Mai
  • Các nhà thơ Việt Nam
  • Cải lương Giỗ Tổ
  • Cồng Chiêng Tây Nguyên
  • Đàn bâù
    • BÀI VIẾT
    • Nhạc sĩ
    • VIDEO
  • Dân tộc nhạc học / ETHNOMUSICOLOGY
    • Gilbert ROUGET (1916-2017)
  • Dân tộc thiểu số
  • ĐÀN TRANH
  • Đặng Hoành Loan
  • Điều cần biết
  • Gia đình Trân Văn Khê
  • Hát đông song thanh TQH
  • Hô`i ký
  • HUY CHƯƠNG / MÉDAILLES
  • JIMMY SHOW
  • Kỷ niệm SAIGON trước 1975
  • LAM PHUONG
  • LÊ VĂN KHOA
  • Lịch sử tân nhạc Việt Nam
  • Lơi hay ý đẹp
  • MÚA RỐI NƯỚC
  • Nghệ Sĩ Cải lương
  • Nghệ sĩ trình diễn /MUSICIANS
    • Hải Phượng
    • Hô Thuy Trang
    • Hoàng Co Thuy
    • NGDN Phương Bảo
    • Nguyễn Thanh Thủy
    • Phương Oanh
    • Vo Van Anh
  • NGHỆ SĨ TỪ TRẦN / CONDOLENCES
  • Ngôn ngữ Tiếng Việt
  • NGUYEN VINH BAO
    • Bài viết
    • Video
  • Nguyệt san Cỏ Thơm
  • Nguyệt san Cỏ Thơm USA
  • NHAC CU VIÊT NAM
    • ARTICLES / Bài viết
    • PHOTOS
    • VIDEO
  • Nhạc sắc tộc
  • Nhạc sĩ / Soạn nhạc gia Việt Nam
  • Nhạc Việt
    • Âm nhạc cổ truyền
    • Lịch sử tân nhạc
    • Nhạc mới
      • 70 năm tình ca việt nam (1930-2000)
  • Những bài viết cho sách TQH tương lai 2018
  • PEOPLES IN VIETNAM / Dân tộc VIETNAM
  • PETRUS KY
  • PHỎNG VẤN NGHỆ SĨ
  • PHOTOS
    • Photos avec des musiciens vietnamiens
    • Photos des ethnomusicologues
    • TRAN QUANG HAI
      • Photos Festivals TQH
  • Photos anciennes du Vietnam/ Hình ảnh xua Việt Nam
  • PHOTOS TQH overtones
  • Sách xưa
  • Sáu Long Tây Ninh cổ nhạc
  • Sinh hoạt nghệ thuật trong nước
  • Sinh hoạt nghệ thuật Viet Nam ở hải ngoại
  • Sinh hoạt văn nghệ hải ngoại
  • THẦN ĐỒNG ÂM NHẠC
  • Thần Đồng nhạc cổ Việt Nam
  • THAO GIANG nhạc sĩ
  • Tiếng Tơ Đông
  • Tiếng Việt – Vietnamese language
  • Tiễu sữ ca sĩ
  • TRAN QUANG HAI
    • Articles
    • Photos
    • Ra mắt sách TQH 2019
    • Tiểu sử / Biography
    • VIDEO TRAN QUANG HAI
  • TRAN QUANG HAI's WEBSITES
  • TRAN VAN KHE
    • DAM TANG TRAN VAN KHE
    • Hô`i Ký GS Trâ`n Văn Khê
    • Những bài viết
    • PHOTOS
    • VIDEO
  • TRAN VAN TRACH
    • Bài viết
    • VIDEO
  • Vầng trăng cổ nhạc
  • Video
  • VIDEO CHANT DIPHONIQUE / THROAT SINGING
    • The Ode to Joy
  • VIDEO JEW'S HARP
    • KHAI NGUYÊN
  • VIDEO SPOONS
    • Trâ`n Quang Hải
  • VIET NAM
    • UNESCO ICH
      • BÀI CHÒI
      • CA TRÙ
      • CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
      • DÂN CA VÍ GIẶM NGHỆ TĨNH
      • ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ
      • HÁT XOAN
      • HỘI GIÓNG
      • NHÃ NHẠC
      • QUAN HỌ
      • THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG
      • TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VIỆT NAM
  • VIETNAM
    • Hát Văn / Chầu văn
    • MODERN MUSIC
    • TRADITIONAL MUSIC
      • Bài chòi
      • Ca Trù
      • Cải lương
      • Dân ca miền Trung
      • Đơ`n ca tài tử
      • Hát bội / Hát tuô`ng
      • Hát chèo
      • Hát Then
      • Hát Văn – Chầu Văn
      • Hát Xẩm
      • Hát Xoan
      • Quan Họ
      • Trống Quân
      • Vọng Cổ
  • VIETNAM UNKNOWN – COLOR MAN
  • WEBSITES NHỮNG HỘI chuyên về nhạc Việt
    • Âm Nhạc Việt Nam Trung Tâm Phát Triển
    • Học Viện âm nhạc Huế
    • Học viện âm nhạc quốc gia việt nam
    • Nhạc viện TP HCM
    • Viện Âm nhạc Hà Nội

Powered by Pham Consulting.

Content preparation by Prof. Tran Quang Hai

Phiên bản 1.0