• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar

Tran Quang Hai

Music news from a Vietnamese traditional musician

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Phiên bản 1.0
Bạn đang đọc ở chuyên mục: » ARTICLES » Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo: Thử bàn về bản Dạ Cổ Hoài Lang , 06.2018

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo: Thử bàn về bản Dạ Cổ Hoài Lang , 06.2018

19.06.2018 by Hai Tran Quang

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo: Thử bàn về bản Dạ Cổ Hoài Lang , 06.2018

VINH BAO

VINH BAO DAN TRANH

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo

– 1 –

 

BẢN  ĐÀN  DẠ  CỔ HOÀI  LANG

 

Tôi bắt đầu học đàn Kìm Bản Dạ Cổ Hoài Lang chung với Bản Hành Vân Huế khi lên 6 tuổi (năm 1924) trên dây Bắc. Một số nhạc sĩ thời lúc bấy giờ truyền miệng nhau Dạ Cổ Hoài Lang do ông Sáu Lầu (Cao-Văn-Lầu) sáng tác vào năm 1920.

 

Từ nào đến giờ tôi chỉ nghe tên mà không biết mặt ông Cao-Văn-Lầu, cũng không có dịp nghe tiếng đàn của ông từ Đài Phát Thanh hay dĩa nhạc, thấy bản thảo của bản Dạ Cổ Hoài Lang, tư liệu về nhạc truyền thống Việt Nam hay về Đờn Ca Tài Tử do ông tự tay viết ra. Do vậy tôi không đề cập đến cha đẻ của bản Dạ Cổ Hoài Lang mà chỉ có nhận xét về người sáng tác ra nó phải là nhạc sĩ có trình độ khá cao.

 

DÂY BẮC ĐÀN KÌM

Dùng đàn Dạ cổ hoài lang

Đàn Kìm có 2 dây

Dây Đại (to)  số 2, âm Xàng,  tạm dịch Do

Dây Tiểu (nhỏ)  số 1 Liêu, tạm dịch Sol

Xàng – Liêu  (Do-  Sol) là quảng 5

Chủ âm (Tonique) Hò dây 1 khảy trơn, hay dây 1 bấm phím 5 Liêu

Hoặc dây Đại bấm phím 3 Hò, hay phím 8 Ho

So dây:   Dây Đại bấm phím 3 khảy với dây Tiếu trơn là đông âm (unisson)

Dây Đại khảy trơn xướng âm là Tồn

Dây Tiểu khảy trơn xướng âm là Là

 

  Phím 1   2   3   4 5   6   7   8
Dây 1 xự xang xê cống liêu ú xáng xế
la do re` mi sol la do ré
Dây 2 xề công hò xự xang xê công ho
  ré fa sol la do ré fa sol

 

 

Cung bực dây 1 (Hò xự xang xê cống) tạm dịch (Sol la do ré mi)  thang âm Ngũ cung (pentatonic scale)

 

 

– 2 –

 

Dạ Cổ Hoài Lang và Hành Vân

Những điểm tương đồng

 

  1. Dạ Cổ Hoài Lang và Hành Vân đều 20 câu nhịp đôi (câu 2 nhịp).
  2. Cả hai bài sáng tác theo thơ Song thất, mỗi câu 7 nốt đàn.
  3. Trong Dạ Cổ Hoài Lang có một số câu mượn từ Hành Vân.
  4. Mang cái hơi Vui, đàn cặp với nhau…

 

Bên nhạc Tây phương, người nhạc sĩ sáng tác không ngừng.

Nhạc Việt Nam, người chơi nhạc phần đông nghĩ đến trang trí đánh bóng cải biên bản cũ, nên ít lâu sau Dạ Cổ Hoài Lang mang hơi hướng buồn là do rung nhửng nốt xang và liêu cũng từ đó Dạ Cổ Hoài Lang không còn đi đôi với bản Hành Vân.

 

DẠ CỔ HOÀI LANG

 

  1.  Hò là xang hò xang xê cống
  2.      Liêu xề liêu cổng cống xê xang
  3. Hò xê liêu cống xê xang hò
  4. Xề xang xê là hò  —
  5. Xề là liêu xáng ú liêu xệ
  6. Liêu xáng xàng xề liêu liểu liêu
  7. Hò là xang hò xang xê cống
  8. Xê cống xừ xang xê xừ xang
  9. Hò xê liêu cống xê xang xừ
  10. Xừ xang xừ xang xê xự xang
  11. Xự xang xự cống xê xang hò
  12. Xề xang xê là hò  —
  13. Cống xê xang tồn xang cống xê
  14. Xê cống xừ xang  xê xự xang
  15. Liêu xề liêu cổng cổng xê xang
  16. Liêu xáng xàng xề liêu liểu liêu
  17. Là xự liêu cống xê xang hò
  18. Xê xang xự xang hò xự xang
  19. Hò xê liêu cống xê xang ho
  20. Liêu xáng xàng xề liêu liểu

– 3 –

 

Khoảng năm 1930, Dạ Cổ Hoài Lang không biết nhạc sĩ nào mở ra Dạ Cổ Hoài Lang nhịp đôi (câu 2 nhịp) ra Vọng Cổ Hoài Lang nhịp tư (câu 4 nhịp).

Vào thời điểm nói trên, Gánh hát Cải lương Miền Nam ra Hà Nội hát. Đồng bào Hà Thành rất mê Hát Cải Lương, một số thanh niên ái mộ Cô Bảy Phùng Há (Trương Phụng Hảo) bịn rịn lúc chia tay.

Nghệ nhân Tư Chơi (Huỳnh Thủ Trung) cao hứng viết lời ca như sau:

 

Câu  1 –   Nhạn  đành,  kêu  sương nơi  biển  Bắc.

Câu  2 –   Én  cam,  khóc  hận  góc  trời  Nam

Song lang gỏ ngay nhịp 2 và 3.

Nhịp 4 là câu Chầu hay câu Thòng.

 

Năm 1934, mở ra Vọng Cổ nhịp 8 (bỏ hai chữ Hoài Lang)

Song lang gõ ngay nhịp 4 và 6.

Nhịp 7 và 8 là câu Chầu hay câu Thòng.

 

Dĩa ASIA Vọng Cổ nhịp tư.

Tựa Vì tiền lỗi đạo. 

Lời ca Câu 1: “ Văng vẳng tiếng chuông chùa”

Năm Nghĩa (Lư Hoà Nghĩa chồng bà Bầu Thơ Gánh Hát Thanh Minh Thanh Nga) ca.

Nhạc sĩ Hoà đàn Ghi ta lõm phím 4 dây.

 

Dĩa Béka

Tựa Gió bấc lạnh lùng

Lời ca Câu 1: Gió bấc lạnh lùng, trên con đường ba sinh thấy hoa rụng rời trên mặt đất.

Câu 2: Trên dòng sông nước trong xanh biếc, chảy mãi mãi chẳng thấy dừng.

Cô Hai Đá ca

Nhạc sĩ Jean Tịnh đàn Violon

Nhạc sĩ Lang đàn Tranh

 

Dĩa Béka

Tựa Lở làng duyên phận

Ba Tuất Sadéc ca

Nhạc sĩ Sáu Quí đàn Tranh

 

 

– 4 –

 

Dĩa ASIA

Tựa  “Tình mẫu tử”

Cô Tư Sạng ca

Nhạc sĩ Hàm đàn Ghi ta lỏm phím 4 dây

Nhạc sĩ Thọ đàn Cò

 

Dĩa ASIA

Tựa  “Đêm khuya trông chồng”

Cô Tư Sạng ca

Nhạc sĩ Hai Biểu (Huỳnh Văn Biểu) đàn Tranh

Nhạc sĩ Năm Chấp đàn Gáo

Nhạc sĩ Hai Cần thổi Tiêu.

 

Dĩa  Pathé – Vọng cổ nhịp mười sáu khoảng năm 1937.

Tựa: “Khách địa cảm xuân”

Tám Thưa ca

Nhạc sĩ Sáu Tửng đàn Kìm

Nhạc sĩ Mười Còn đàn Violon

Song lang gõ ngay nhịp 8 và 12.

Nhịp 13, 14, 15, 16 là câu Chầu hay câu Thòng.

 

Dĩa Pathé

Tựa: “Khóc bạn”

Cô Ba Bến tre (Ba Bộn) ca

Nhạc sĩ Sáu Tửng (Huỳnh Văn Sâm) đàn Xến.

 

Dĩa Béka

Tựa: “Hiếu tình trung nghĩa”

Cô Năm Cần thơ ca

Sáu Tửng (Huỳnh Văn Sâm) đàn Kìm.

 

 

Từ Dạ Cổ Hoài Lang mở ra Vọng Cổ nhịp tư, nhịp tám, nhịp mười sáu, nhịp 32 là công trình tập thể bằng tim bằng óc của nhiều nhạc sư nhạc sĩ nghệ nhân. Mặc dù đã hoàn toàn lột xác, thiết nghĩ nên nhớ đến cha đẻ của Dạ Cổ Hoài Lang, tuy có sanh không có dưỡng.  Tương tự như trường hợp đàn Ghi-ta (Guitare) và Vỉ-cầm (Violon).

 

 

 

 

 

 

– 5 –

 

Sự du nhập của đàn Ghita (Guitare) và Vĩ Cầm (Violon) vào

Đờn ca Tài Tử Nam Bộ.

 

Khởi đầu là đàn Mandoline dần dần đến đàn Guitare 5 dây lõm phím..

Khoảng năm 1932, Thầy giáo Tiên-Rạch Giá là người đầu tiên dùng đàn Mandoline đàn bản Việt trên dây Thầy sáng chế tên dây Rạch Giá. Vài năm sau đó, là sự ra đời của đàn Guitare-Mando hay đàn Octavina, 4 dây phím lõm và Guitare bình thường 5 dây.

Trong tự điển không có từ Octavina. Một số người dịch từ Octa là 8, còn Vina là tên của  đàn Vina Ấn Độ. Số người khác, Octa là 8, Vina là Việt Nam, thời điểm nầy chưa có cái màn ghép chữ như Vietcombank, Seaprodex, Imexco…

 

Tại Phi Lục Tân có cây đàn hình dáng y hệt như đàn Guitare-Mando, nhưng với nhiều dây mang tên Tây Ban Nha là Octavina.

 

Đàn Vĩ cầm (Violon)

Khoảng năm 1934, anh Jean Tịnh Nhạc sĩ Violon nhạc Tây, làm việc tại đài Phát thanh Sài gòn, số 3 đường Phan Đình Phùng ký âm Vọng Cổ nhịp 8 đàn Cò, rồi dùng đàn Vĩ cầm đàn cho Cô Hai Đá ca Vọng Cổ “Gió bấc lạnh lùng…” dĩa ASIA.

 

Do không am tường cách trang trí nốt đàn (ornements) Rung, mổ, nhấn, luyến láy của nhạc Việt nên tiếng đàn của anh giống như người Pháp nói tiếng Việt.

Việc làm của anh khoảng năm 1938 gợi ý cho nhạc sĩ đàn Cò Mười Còn – Cần Đước  dùng đàn Violon đàn bản Việt, kế tiếp là  nhạc sĩ Tư Huyện (Nguyễn Thế Huyện), Cần Đước, Nhạc sĩ đàn Cò Hai Thơm …

Đối với nhạc sĩ đàn Cò, đàn Violon là sự phối hợp của đàn Cò và đàn Gáo. Kỹ thuật đàn thì lấy từ đàn Cò.

 

Đồng Tháp, 18-6-2018

Nguyễn-Vĩnh-Bảo  101 tuổi

Chuyên mục: ARTICLES, NGUYEN VINH BAO, Tiếng Việt Từ khoá liên quan: 06.2018, Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo: Thử bàn về bản Dạ Cổ Hoài Lang

Primary Sidebar

Chuyên mục

  • Ẩm thực / Gastronomy Vietnam
  • ARTICLES
    • EN FRANCAIS
    • IN ENGLISH
    • Tiếng Việt
  • BACH YEN
  • CA TRÙ
    • Bạch Vân
    • Kiêu Anh
    • Phạm Thị Huệ
    • Quách Thị Hô`
    • Thanh Hoài
    • Thúy Hoà
    • Vân Mai
  • Các nhà thơ Việt Nam
  • Cải lương Giỗ Tổ
  • Cồng Chiêng Tây Nguyên
  • Đàn bâù
    • BÀI VIẾT
    • Nhạc sĩ
    • VIDEO
  • Dân tộc nhạc học / ETHNOMUSICOLOGY
    • Gilbert ROUGET (1916-2017)
  • Dân tộc thiểu số
  • ĐÀN TRANH
  • Đặng Hoành Loan
  • Điều cần biết
  • Gia đình Trân Văn Khê
  • Hát đông song thanh TQH
  • Hô`i ký
  • HUY CHƯƠNG / MÉDAILLES
  • JIMMY SHOW
  • Kỷ niệm SAIGON trước 1975
  • LAM PHUONG
  • LÊ VĂN KHOA
  • Lịch sử tân nhạc Việt Nam
  • Lơi hay ý đẹp
  • MÚA RỐI NƯỚC
  • Nghệ Sĩ Cải lương
  • Nghệ sĩ trình diễn /MUSICIANS
    • Hải Phượng
    • Hô Thuy Trang
    • Hoàng Co Thuy
    • NGDN Phương Bảo
    • Nguyễn Thanh Thủy
    • Phương Oanh
    • Vo Van Anh
  • NGHỆ SĨ TỪ TRẦN / CONDOLENCES
  • Ngôn ngữ Tiếng Việt
  • NGUYEN VINH BAO
    • Bài viết
    • Video
  • Nguyệt san Cỏ Thơm
  • Nguyệt san Cỏ Thơm USA
  • NHAC CU VIÊT NAM
    • ARTICLES / Bài viết
    • PHOTOS
    • VIDEO
  • Nhạc sắc tộc
  • Nhạc sĩ / Soạn nhạc gia Việt Nam
  • Nhạc Việt
    • Âm nhạc cổ truyền
    • Lịch sử tân nhạc
    • Nhạc mới
      • 70 năm tình ca việt nam (1930-2000)
  • Những bài viết cho sách TQH tương lai 2018
  • PEOPLES IN VIETNAM / Dân tộc VIETNAM
  • PETRUS KY
  • PHỎNG VẤN NGHỆ SĨ
  • PHOTOS
    • Photos avec des musiciens vietnamiens
    • Photos des ethnomusicologues
    • TRAN QUANG HAI
      • Photos Festivals TQH
  • Photos anciennes du Vietnam/ Hình ảnh xua Việt Nam
  • PHOTOS TQH overtones
  • Sách xưa
  • Sáu Long Tây Ninh cổ nhạc
  • Sinh hoạt nghệ thuật trong nước
  • Sinh hoạt nghệ thuật Viet Nam ở hải ngoại
  • Sinh hoạt văn nghệ hải ngoại
  • THẦN ĐỒNG ÂM NHẠC
  • Thần Đồng nhạc cổ Việt Nam
  • THAO GIANG nhạc sĩ
  • Tiếng Tơ Đông
  • Tiếng Việt – Vietnamese language
  • Tiễu sữ ca sĩ
  • TRAN QUANG HAI
    • Articles
    • Photos
    • Ra mắt sách TQH 2019
    • Tiểu sử / Biography
    • VIDEO TRAN QUANG HAI
  • TRAN QUANG HAI's WEBSITES
  • TRAN VAN KHE
    • DAM TANG TRAN VAN KHE
    • Hô`i Ký GS Trâ`n Văn Khê
    • Những bài viết
    • PHOTOS
    • VIDEO
  • TRAN VAN TRACH
    • Bài viết
    • VIDEO
  • Vầng trăng cổ nhạc
  • Video
  • VIDEO CHANT DIPHONIQUE / THROAT SINGING
    • The Ode to Joy
  • VIDEO JEW'S HARP
    • KHAI NGUYÊN
  • VIDEO SPOONS
    • Trâ`n Quang Hải
  • VIET NAM
    • UNESCO ICH
      • BÀI CHÒI
      • CA TRÙ
      • CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
      • DÂN CA VÍ GIẶM NGHỆ TĨNH
      • ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ
      • HÁT XOAN
      • HỘI GIÓNG
      • NHÃ NHẠC
      • QUAN HỌ
      • THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG
      • TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VIỆT NAM
  • VIETNAM
    • Hát Văn / Chầu văn
    • MODERN MUSIC
    • TRADITIONAL MUSIC
      • Bài chòi
      • Ca Trù
      • Cải lương
      • Dân ca miền Trung
      • Đơ`n ca tài tử
      • Hát bội / Hát tuô`ng
      • Hát chèo
      • Hát Then
      • Hát Văn – Chầu Văn
      • Hát Xẩm
      • Hát Xoan
      • Quan Họ
      • Trống Quân
      • Vọng Cổ
  • VIETNAM UNKNOWN – COLOR MAN
  • WEBSITES NHỮNG HỘI chuyên về nhạc Việt
    • Âm Nhạc Việt Nam Trung Tâm Phát Triển
    • Học Viện âm nhạc Huế
    • Học viện âm nhạc quốc gia việt nam
    • Nhạc viện TP HCM
    • Viện Âm nhạc Hà Nội

Powered by Pham Consulting.

Content preparation by Prof. Tran Quang Hai

Phiên bản 1.0