• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar

Tran Quang Hai

Music news from a Vietnamese traditional musician

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Phiên bản 1.0
Bạn đang đọc ở chuyên mục: » ARTICLES » NGUYỄN HOÀNG : Đưa đàn tranh hòa nhập cùng thế giới

NGUYỄN HOÀNG : Đưa đàn tranh hòa nhập cùng thế giới

17.02.2018 by Hai Tran Quang

NGUYỄN HOÀNG : Đưa đàn tranh hòa nhập cùng thế giới

18:53 | 01/04/2016

Hơn mười năm sau thành công của CD đầu tay, nghệ sĩ Nguyễn Thanh Thủy vẫn miệt mài sáng tạo trên con đường giới thiệu âm nhạc dân tộc ra với thế giới.

dua dan tranh hoa nhap cung the gioi

Năm 2005, nghệ sĩ Nguyễn Thanh Thủy ra mắt album Độc tấu đàn tranh Vol.1. Tại thời điểm phát hành cũng như hiện tại, hiếm có nghệ sĩ nào tại Việt Nam chọn chơi nhạc dân tộc chỉ bằng một nhạc cụ trong cả CD. Dù biết sản phẩm của mình không “chiều” theo thị hiếu khán giả nhưng chị Thủy vẫn quyết định cho ra đời album. “CD của tôi được cả khán giả trong nước lẫn quốc tế đánh giá cao. Sự thành công của album hoàn toàn là điều bất ngờ đối với tôi. Dù đã phát hành từ rất lâu nhưng CD vẫn tiếp tục được khán giả tìm mua”, chị Thủy chia sẻ.

Đừng nghĩ mình đặc biệt!

Từ năm 2012 đến nay, nữ nghệ sĩ này làm tiến sỹ tại Học viện Âm nhạc Malmo tại Thụy Điển. Bên cạnh việc nghiên cứu, chị vẫn thường xuyên trình diễn đàn tranh ở nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á.

Nhớ lại những gì đã thể hiện trong album đầu tay, chị Thủy tự nhận thấy mình đã thay đổi rất nhiều. Giờ đây, chị sáng tạo ra nhiều kỹ thuật chơi đàn mới và chơi được nhiều thể loại âm nhạc với cây đàn tranh…

dua dan tranh hoa nhap cung the gioi

Nghệ sĩ đàn tranh Nguyễn Thanh Thủy sinh ra và lớn lên tại Bắc Ninh trong một gia đình có hai đời làm diễn viên kịch hát dân tộc. Năm 8 tuổi, chị theo học đàn tranh chuyên nghiệp tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Nhạc viện) đến hết Đại học. Sau đó, chị tiếp tục lấy bằng thạc sỹ tại Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian rồi trở thành giảng viên tại Nhạc viện. Hiện chị Thủy đang học tiến sĩ tại Học viện Âm nhạc Malmo – Thụy Điển.

Khi còn ở Việt Nam, tôi chỉ chơi nhạc cổ truyền. Lúc ấy, tôi luôn thấy cây đàn và thể loại âm nhạc mà mình theo đuổi là đặc biệt, khác biệt với thế giới”, chị Thủy nhớ lại. Nhưng sau những lần đứng chung sân khấu với các nghệ sĩ nước ngoài, chị nhận thấy họ có quan niệm khác hẳn so với mình. Với những nhạc cụ cổ truyền phương Tây như: piano, violon, kèn… các nghệ sĩ luôn sáng tạo cái mới bằng cách thách thức các giá trị cũ và không hề ngại ngần chơi các thể loại âm nhạc khác nhau, kết hợp với nhiều nhạc cụ điện tử. Chị Thanh Thủy cho biết: ”Khi học được tinh thần ấy, tôi không còn thấy mình “đặc biệt” nữa. Cây đàn tranh cũng chỉ là một nhạc cụ dân tộc như rất nhiều nhạc cụ khác, cần phải được bảo tồn bằng cách phát triển nó”.

Theo chị Thủy, hầu hết các khán giả nước ngoài đều rất thích thú khi nghe những thanh âm mà nhạc cụ dân tộc Việt Nam cất lên, dù cho họ chưa tìm hiểu sâu về nó để cảm nhận hay phê bình. Từ đó, chị hiểu rằng, rào cản giữa khán giả với các thể loại âm nhạc của nước ngoài không phải về văn hóa mà chính là cách nghĩ của mỗi người. Khi cởi mở suy nghĩ và nhìn nhận mình như một phần của thế giới, tất cả sẽ không còn thấy bất kỳ sự khác biệt nào.

Không ngại phản ứng trái chiều

Dù rất nỗ lực trong việc đem tiếng đàn tranh đến giới thiệu với bạn bè thế giới nhưng những sáng tạo của chị Thủy đôi khi “không được lòng” các bạn đồng nghiệp và một số khán giả. Nhiều người cho rằng sự kết hợp đàn tranh với các nhạc cụ phương Tây, nhạc cụ điện tử hay chơi đàn theo nhiều cách khác so với truyền thống là đi ngược lại với việc bảo tồn âm nhạc dân tộc.

Tuy nhiên, chị lại cho rằng nếu một loại nhạc cụ, hay rộng hơn là một nền âm nhạc khi nó không thể cho ra những sản phẩm mới nữa thì đồng nghĩa với việc nó không phát triển. Việc tạo ra những tác phẩm mới, những ngón đàn mới cũng quan trọng chẳng kém gì việc bảo tồn âm nhạc cổ truyền. Vì vậy, bản thân người phụ nữ này không hề thấy những gì mà mình đang làm hiện nay với đàn tranh và âm nhạc dân tộc đi ngược lại với công cuộc bảo tồn. “Tôi mạnh dạn bước ra thế giới, mạnh dạn sáng tạo cái mới mà không sợ đánh mất đi bản sắc. Ngược lại, tôi biết mình đang làm giàu có thêm những gì vốn có”, chị Thanh Thủy tâm sự.

Năm 2015, chị Thanh Thủy đã phối hợp cùng nghệ sĩ đàn bầu Ngô Trà My, tay guitar Stefan Ostersjo và đạo diễn Jorgen Dahlqvist (Thụy Điển) thực hiện dự án phim tài liệu kết hợp trình diễn âm nhạc sân khấu “Những thành phố nhập cư: Hà Nội”. Sau khi trình chiếu tại Hà Nội, nhiều khán giả đã dành lời khen ngợi bộ phim nhưng thừa nhận là tác phẩm có phần trừu tượng. Khi được hỏi về phản ứng này của khán giả, nữ nghệ sĩ đàn tranh cho rằng, những điều khó hiểu hiện nay có thể sẽ rất dễ hiểu trong mười năm nữa nếu có những nghệ sĩ dám làm những việc cần làm, dù cho nó “khó hiểu” hay ”đi ngược” thị hiếu của số đông. Nếu không, tất cả rồi sẽ mãi chỉ luẩn quẩn trong những tư duy cũ kỹ và rồi mười năm sau vẫn cảm thấy mọi thứ quá trừu tượng và khó hiểu.

Chị nói: “Tôi không đặt cho mình nhiệm vụ quảng bá âm nhạc Việt Nam mà chỉ đơn thuần là phát triển nó theo dòng chảy của thời đại. Nhìn hàng triệu bản nhạc được soạn cho cây đàn piano so với vài trăm bản cho đàn tranh, tôi thấy mình còn rất nhiều việc để làm”.

“Tiếng đàn tranh nỉ non, uyển chuyển, dìu dặt, khi nhặt khi khoan, đã đưa tôi đến một không gian trong mát êm đềm. Tôi có cảm giác như gặp luồng gió mát trong buổi trưa hè, nếm một chén trà thơm dưới ánh trăng vằng vặc… Tiếng đàn tranh của Nguyễn Thanh Thủy trong những bản nhạc Việt nam có thể đem chúng ta ra ngoài cuộc sống quay cuồng của một xã hội kỹ nghệ hóa, như một liều thuốc an thần, giúp ta từ trạng thái căng thẳng sang cảm giác an nhiên tự tại”.GS. Trần Văn Khê nhận xét về album đầu tay của nghệ sĩ Nguyễn Thanh Thủy (năm 2005).

Báo Thế giới và Việt Nam

Nguyễn Hoàng

Chuyên mục: ARTICLES, Nguyễn Thanh Thủy, Tiếng Việt Từ khoá liên quan: NGUYỄN HOÀNG : Đưa đàn tranh hòa nhập cùng thế giới

Primary Sidebar

Chuyên mục

  • Ẩm thực / Gastronomy Vietnam
  • ARTICLES
    • EN FRANCAIS
    • IN ENGLISH
    • Tiếng Việt
  • BACH YEN
  • CA TRÙ
    • Bạch Vân
    • Kiêu Anh
    • Phạm Thị Huệ
    • Quách Thị Hô`
    • Thanh Hoài
    • Thúy Hoà
    • Vân Mai
  • Các nhà thơ Việt Nam
  • Cải lương Giỗ Tổ
  • Cồng Chiêng Tây Nguyên
  • Đàn bâù
    • BÀI VIẾT
    • Nhạc sĩ
    • VIDEO
  • Dân tộc nhạc học / ETHNOMUSICOLOGY
    • Gilbert ROUGET (1916-2017)
  • Dân tộc thiểu số
  • ĐÀN TRANH
  • Đặng Hoành Loan
  • Điều cần biết
  • Gia đình Trân Văn Khê
  • Hát đông song thanh TQH
  • Hô`i ký
  • HUY CHƯƠNG / MÉDAILLES
  • JIMMY SHOW
  • Kỷ niệm SAIGON trước 1975
  • LAM PHUONG
  • LÊ VĂN KHOA
  • Lịch sử tân nhạc Việt Nam
  • Lơi hay ý đẹp
  • MÚA RỐI NƯỚC
  • Nghệ Sĩ Cải lương
  • Nghệ sĩ trình diễn /MUSICIANS
    • Hải Phượng
    • Hô Thuy Trang
    • Hoàng Co Thuy
    • NGDN Phương Bảo
    • Nguyễn Thanh Thủy
    • Phương Oanh
    • Vo Van Anh
  • NGHỆ SĨ TỪ TRẦN / CONDOLENCES
  • Ngôn ngữ Tiếng Việt
  • NGUYEN VINH BAO
    • Bài viết
    • Video
  • Nguyệt san Cỏ Thơm
  • Nguyệt san Cỏ Thơm USA
  • NHAC CU VIÊT NAM
    • ARTICLES / Bài viết
    • PHOTOS
    • VIDEO
  • Nhạc sắc tộc
  • Nhạc sĩ / Soạn nhạc gia Việt Nam
  • Nhạc Việt
    • Âm nhạc cổ truyền
    • Lịch sử tân nhạc
    • Nhạc mới
      • 70 năm tình ca việt nam (1930-2000)
  • Những bài viết cho sách TQH tương lai 2018
  • PEOPLES IN VIETNAM / Dân tộc VIETNAM
  • PETRUS KY
  • PHỎNG VẤN NGHỆ SĨ
  • PHOTOS
    • Photos avec des musiciens vietnamiens
    • Photos des ethnomusicologues
    • TRAN QUANG HAI
      • Photos Festivals TQH
  • Photos anciennes du Vietnam/ Hình ảnh xua Việt Nam
  • PHOTOS TQH overtones
  • Sách xưa
  • Sáu Long Tây Ninh cổ nhạc
  • Sinh hoạt nghệ thuật trong nước
  • Sinh hoạt nghệ thuật Viet Nam ở hải ngoại
  • Sinh hoạt văn nghệ hải ngoại
  • THẦN ĐỒNG ÂM NHẠC
  • Thần Đồng nhạc cổ Việt Nam
  • THAO GIANG nhạc sĩ
  • Tiếng Tơ Đông
  • Tiếng Việt – Vietnamese language
  • Tiễu sữ ca sĩ
  • TRAN QUANG HAI
    • Articles
    • Photos
    • Ra mắt sách TQH 2019
    • Tiểu sử / Biography
    • VIDEO TRAN QUANG HAI
  • TRAN QUANG HAI's WEBSITES
  • TRAN VAN KHE
    • DAM TANG TRAN VAN KHE
    • Hô`i Ký GS Trâ`n Văn Khê
    • Những bài viết
    • PHOTOS
    • VIDEO
  • TRAN VAN TRACH
    • Bài viết
    • VIDEO
  • Vầng trăng cổ nhạc
  • Video
  • VIDEO CHANT DIPHONIQUE / THROAT SINGING
    • The Ode to Joy
  • VIDEO JEW'S HARP
    • KHAI NGUYÊN
  • VIDEO SPOONS
    • Trâ`n Quang Hải
  • VIET NAM
    • UNESCO ICH
      • BÀI CHÒI
      • CA TRÙ
      • CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
      • DÂN CA VÍ GIẶM NGHỆ TĨNH
      • ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ
      • HÁT XOAN
      • HỘI GIÓNG
      • NHÃ NHẠC
      • QUAN HỌ
      • THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG
      • TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VIỆT NAM
  • VIETNAM
    • Hát Văn / Chầu văn
    • MODERN MUSIC
    • TRADITIONAL MUSIC
      • Bài chòi
      • Ca Trù
      • Cải lương
      • Dân ca miền Trung
      • Đơ`n ca tài tử
      • Hát bội / Hát tuô`ng
      • Hát chèo
      • Hát Then
      • Hát Văn – Chầu Văn
      • Hát Xẩm
      • Hát Xoan
      • Quan Họ
      • Trống Quân
      • Vọng Cổ
  • VIETNAM UNKNOWN – COLOR MAN
  • WEBSITES NHỮNG HỘI chuyên về nhạc Việt
    • Âm Nhạc Việt Nam Trung Tâm Phát Triển
    • Học Viện âm nhạc Huế
    • Học viện âm nhạc quốc gia việt nam
    • Nhạc viện TP HCM
    • Viện Âm nhạc Hà Nội

Powered by Pham Consulting.

Content preparation by Prof. Tran Quang Hai

Phiên bản 1.0