Đàn bầu là của Việt Nam hay Trung Quốc?
Tài liệu từ sách vở

GS Trần Quang Hải

Hình ảnh đàn bầu thân thuộc đối với mỗi người Việt Nam
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam có 3 luận đề cao học và một luận đề tiến sĩ về đàn bầu: |
NSND Nguyễn Thị Thanh Tâm bảo vệ luận án cao học năm 1999 với đề tài “một số vấn đề về giảng dạy và biểu diễn đàn bầu ở nhạc viện Hà Nội”.
Trong đó, “hoạt hóa” có yêu cầu giữ gìn và đa dạng hóa các hoạt động nghệ thuật biểu diễn đàn bầu. “Tiến hóa” có ý nghĩa đổi mới nội dung và hình thức để phát triển nghệ thuậtđàn bầu. “Tiêu chí hóa” mang nghĩa đại diện của khu vực, làm nổi bật vị trí của nghệ thuật đàn bầu. Thêm một khía cạnh trong luận án là điều tra xã hội học về đàn bầu.
Trung Quốc từng “chiếm đoạt” di sản văn hóa nước khác |
Trung Quốc có ĐỘC HUYỀN CẦM, Nhật Bản có ICHIGENKIN (nhứt huyền cầm). Ấn Độ có GOPI YANTRA, Cao Miên có SADIOU. Tất cả những cây đàn một dây đó không có cây nào sử dụng bồi âm như ĐÀN BẦU của Việt Nam.Việc Trung Quốc muốn “chiếm đoạt” nhạc cụ đàn bầu là của họ là việc họ thường làm với những truyền thống khác như hát đồng song thanh Mông Cổ khoomi mà họ đã trình UNESCO cho là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2009. Mông Cổ phản đối kịch liệt vì theo truyền thống Mông Cổ, kỹ thuật này chỉ phát nguồn từ vùng Tây Bắc của xứ Mông Cổ (Folk Republic of Mongolia) chứ không thể có ở Nội Mông như Trung Quốc tuyên bố. Năm 2010 xứ Mông Cổ trình hồ sơ hát đồng song thanh khoomi cho UNESCO và được nhìn nhận là của xứ Mông Cổ. Một chuyện khác là bản ARIRANG của Hàn Quốc đã bị Trung Quốc dự định trình UNESCO để được tuyên dương là di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc vì họ có người Triều Tiên là sắc tộc sống ở Trung Quốc. Nhưng ban nghiên cứu xứ Hàn Quốc đã phản ứng kịp thời và tổ chức hội thảo tại Seoul và tôi được mời tham dự hồ sơ này vào năm 2012. Và bản ARIRANG được UNESCO nhìn nhận là của Hàn Quốc vào năm 2014.
Thể thao & Văn hóa