VÕ TRƯỜNG KỲ
NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỜN CA TÀI TỬ
Cách nay ít năm, tôi đã tham gia biên tập cuốn “Tài tử viết về Đờn ca tài tử” của 3 tác giả Võ Trường Kỳ, Nguyễn Tấn Nhì và Thanh Hiền. Biên tập hết cuốn sách, tôi có được một hiểu biết rất sâu sắc: Nhạc tài tử không chỉ là nhạc của giới bình dân mà còn là nhạc của giới tri thức xã hội. Tri thức xã hội làm cho nhạc Tài tử trở thành bác học; bình dân giữ cho nhạc Tài tử đậm chất dân gian. Võ Trường Kì đã viết về vấn đề đó như sau: “Nhạc tài tử Nam Bộ từ lúc bắt đầu hình thành cho đến khi hội đủ các yếu tố của một bộ môn nghệ thuật, vừa mang tính bác học (trình độ cao) vừa mang tính dân gian (phổ cập) là cả một quá trình đóng góp xây dựng bằng trí tuệ, tình cảm và sự sáng tạo không ngừng của nhân dân Nam Bộ mà nòng cốt là các nhạc sư, nhạc sĩ tên tuổi, trong đó cá biệt có người tài năng kiệt xuất được giới Tài tử tôn vinh là hậu tổ của nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ. Đó là nhạc sư Nguyễn Quang Đại”.
Mời các bạn nghe phát biểu của Nhà nghiên cứu – Tài tử Võ Trường Kỳ về vấn đề này và nghe giọng ca Trần Hồng Cúc ca bản Nam Ai trong ngôi nhà lá đơn sơ ở miền Tây Nam Bộ. Hình như ngôi nhà lá đơn sơ ấy đã làm cho giọng ca Hồng Cúc đượm chất tài tử hơn, bay bổng hơn và tiếng đờn tranh của Tám Kì, đờn kìm của Tám Đoàn, đờn cò của Văn Được đạt đúng chất tài tử: mộc mạc mà cao sang.
Gepostet von Đặng Hoành Loan am Donnerstag, 12. Juli 2018