• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar

Tran Quang Hai

Music news from a Vietnamese traditional musician

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Phiên bản 1.0
Bạn đang đọc ở chuyên mục: » ARTICLES » Cuộc sống âm nhạc của ca sĩ dân tộc Kinh Trung Quốc Tô Hải Trân, (2017)

Cuộc sống âm nhạc của ca sĩ dân tộc Kinh Trung Quốc Tô Hải Trân, (2017)

10.02.2018 by Hai Tran Quang

Cuộc sống âm nhạc của ca sĩ dân tộc Kinh Trung Quốc Tô Hải Trân

2017-08-31 15:08:04     CRIonline

Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 90% tổng số dân của Việt Nam. Còn trong 56 dân tộc của Trung Quốc, cũng có dân tộc Kinh. Theo thống kê của cuộc tổng điều tra dân số cả nước lần thứ 6 của Trung Quốc năm 2010, có hơn 28 nghìn người dân tộc Kinh hiện đang sinh sống tại Trung Quốc. Trong chương trình Ống kính ASEAN tuần này và tuần sau, Mẫn Linh xin giới thiệu với các bạn câu chuyện của hai nghệ sĩ dân tộc Kinh Trung Quốc, dân tộc cùng nguồn giữa Trung Quốc và Việt Nam. Câu chuyện hôm nay là về “Cuộc sống âm nhạc của ca sĩ dân tộc Kinh Trung Quốc Tô Hải Trân”.

“Năm 8 tuổi, cha tôi mang về một chiếc đàn bầu, chiếc đàn được làm bằng ba ván gỗ, hết sức đơn xơ, có người tưởng là máng cho gà ăn”. Ca sĩ dân tộc Kinh Trung Quốc Tô Hải Trân, năm nay 44 tuổi, đã kể lại với chúng tôi chiếc đàn bầu đầu tiên của mình. So với đàn bầu gỗ trắc khắc hình rồng truyền thống, đàn bầu mà chị Tô Hải Trân hôm đó mang đến là màu trắng có khắc hình thanh hoa, xinh xắn, tinh xảo.

Dân tộc Kinh là dân tộc biển duy nhất trong các dân tộc thiểu số của Trung Quốc, đời đời sinh sống trên ba đảo của thành phố Đông Hưng ở phía nam Quảng Tây, Trung Quốc, giáp với Việt Nam trên biển, hàng nghìn năm qua đều lấy nghề cá làm kế sinh nhai. Đàn bầu là nhạc cụ dân gian truyền thống của dân tộc Kinh, một dây đàn duy nhất có thể diễn dấu rất nhiều thang âm, âm trình cũng như các loại âm hoa mỹ và âm trượt. Tiếng đàn bầu dịu dàng và du dương, bao la như biển, tiếng đàn như ngôn ngữ và dân ca của dân tộc Kinh, như tiếng người thì thầm. Lễ hội Hát đình là lễ hội ca hát truyền thông của dân tộc Kinh, Lễ hội được tổ chức thâu đêm, hát và múa không ngớt, cũng là ngày lễ quan trọng nhất của dân tộc Kinh. Ca sĩ dân tộc Kinh ở Trung Quốc được gọi là “hát muội”, chị Tô Hải Trân chính là một “hát muội” đích thực.

Chị Tô Hải Trân trong tà áo dài tím trắng xen kẽ, trang phục truyền thống của dân tộc Kinh, đơn giản nhưng trang nhã, tay trái chị run nhẹ cần đàn, tay phải cầm que gảy đàn một cách thành thạo, đôi mắt hướng ra phương xa, nét mặt ung dung tự đại. Chị hiện đã là nghệ sĩ đại diện cho âm nhạc dân gian của dân tộc Kinh ở Trung Quốc, từng giành rất nhiều giải thưởng tại các cuộc thi lớn nhỏ trong cả nước Trung Quốc, cũng là nghệ sĩ Trung Quốc đầu tiên ra mắt album nhạc đàn bầu.

Chị Tô Hải Trân sinh ra trong một gia đình nghệ thuật truyền thống dân tộc Kinh. Cha chị là nhà thơ dân tộc Kinh Trung Quốc, suốt đời dốc sức chỉnh lý, phát triển và sáng tác văn hóa truyền thống dân tộc Kinh. Mẹ chị từng là ca sĩ và diễn viên múa của Đoàn văn nghệ Đông Hưng, đánh đàn giỏi, chính mẹ là người đưa chị Tô Hải Trân vào thế giới đàn bầu. Năm 1994, chị Tô Hải Trân thi đỗ vào khoa âm nhạc Đại học Dân tộc Trung ương Trung Quốc, lúc đó, Đại học Dân tộc Trung ương không có chuyên ngành đàn bầu, khi tốt nghiệp, Chủ nhiệm khoa mong chị ở lại làm giáo viên, nhưng chị Tô Hải Trân đã từ bỏ cơ hội ở lại Bắc Kinh, trở về quê hương. Chị nói:

“Tôi thấy thời gian học tập khá căng thẳng, tôi muốn dành nhiều thời gian để học, hơn nữa thấy mình chưa đủ năng lực. Lễ hội Hát đình hàng năm tôi đều về quê, lãnh đạo của thành phố mỗi lần gặp tôi đều động viên tôi, nói rằng ‘chị về nhé’, ‘quê hương cần nhân tài như chị’, ‘nghệ thuật dân tộc cần bám rễ trên đất dân tộc’, nhiều lần khuyên tôi như vậy, về sau tôi được điều động về quê”.

Đàn bầu là nhạc cụ truyền thống của dân tộc Kinh, trong khi dân tộc Kinh chiếm gần 90% tổng dân số Việt Nam, vì vậy, hệ thống giáo dục đàn bầu ở Việt Nam đã tương đối hoàn thiện. Sau khi trở về quê hương, chị Tô Hải Trân luôn tìm kiếm cơ hội sang Việt Nam học tập. Năm 2005, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, chị được theo học nghệ sĩ Hoàng Tú trong Đoàn ca múa nhạc Thăng Long Hà Nội, nửa năm sau được làm quen với cô Nguyễn Thị Thanh Tâm ở Học viện Âm nhạc quốc gia Hà Nội, hai năm sau đó, chị Tô Hải Trân đều học theo cô Nguyễn Thị Thanh Tâm. Việt Nam và Trung Quốc khác biệt rất nhiều về nghệ thuật đàn bầu, điều này từng gây khó khăn lớn cho chị Tô Hải Trân, chị cần phải nỗ lực hơn người khác rất nhiều mới có thể đạt được yêu cầu của cô giáo. Chị Tô Hải Trân thẳng thắn, thời gian học tập tại Việt Nam khiến chị tiến bộ rất lớn. Nhớ lại thời gian du học tại Việt Nam, chị Tô Hải Trân nói:

“Việc học trong giai đoạn cuối đứng trước sức ép rất lớn, có thể nói lớn hơn bất cứ lúc nào trong nước, vì tôi không muốn làm mất mặt người Trung Quốc, vì vậy thường tự gây sức ép với bản thân. Trong thời gian du học tại Việt Nam, ngoài ăn cơm và ngủ ra, tôi chỉ tập đàn. Cô Thanh Tâm rất ít khi khen ngợi học sinh, khi tốt nghiệp, tôi diễn tấu bản nhạc ‘Quốc gia và tiếng đàn’, và được cô khen ngợi ‘đánh rất tốt’, tôi học theo cô hơn hai năm, chưa một lần được cô khen ngơi”.

Từ năm 2005 đến năm 2006, chị Tô Hải Trân đã ra mắt hai tập album mang tên “Hải Vấn Mị Ảnh” và “Hải Thị Thần Lâu”. Hai tập album này hoàn toàn lật đổ truyền thống, mạnh dạn sáng tạo âm nhạc đàn bầu, khiến nhạc đàn bầu trở nên hiện đại. Sau khi ra mắt thính giả, hai tập album có tiếng vang rất lớn, cũng được bán sang một số nước Đông Nam Á. Về âm nhạc sáng tạo, chị Tô Hải Trân đã chia sẻ nhận xét của mình:

“Tôi cho rằng âm nhạc sáng tạo có thể khiến một số người không hiểu về âm nhạc, người dân bình thường dễ chấp nhận, các bản nhạc truyền thống ít người theo đuổi. Theo phản hồi của hai đĩa này, một số người không biết tôi là ai, nhưng lấy nhạc của tôi để làm nền nhạc múa, từ một khía cạnh khác chứng minh rất nhiều người đều thích nhạc hiện đại”.

Triển vọng về tương lai, chị Tô Hải Trân mong ra mắt một album truyền thống, có độ khó và đòi hỏi kỹ xảo được giới học thuật công nhận. Ngoài ra, chị còn muốn sáng tác một album đánh đàn tự hát, tăng thêm nguyên tố dân ca dân tộc Kinh vào các bản nhạc để thể hiện trọn vẹn âm nhạc của dân tộc Kinh. Chị Tô Hải Trân còn cho biết thêm, từ hồi còn trẻ đến nay, chị thấy rất cô đơn trên con đường quảng bá và giới thiệu âm nhạc dân tộc Kinh, chị mong sau này có thể thành lập một ê-kíp, có thể thể hiện văn hóa dân tộc Kinh với trình độ cao hơn, khiến văn hóa dân tộc Kinh đi xa hơn ở Trung Quốc.

Dân tộc Kinh mặc dù là dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, nhưng cũng như ở Việt Nam, người Kinh ở Trung Quốc cũng đang nỗ lực bảo tồn và tôn vinh văn hóa của dân tộc mình. Chương trình Ống kính ASEAN hôm nay đến đây là hết, kết thúc chương trình mời các bạn thưởng thức bản nhạc “Sau trưa hè”do chị Tô Hải Trân diễn tấu, qua bản nhạc này, các bạn có thể cảm nhận được phần nào âm nhạc sáng tạo của chị.

http://vietnamese.cri.cn/761/2017/08/15/1s236348.htm

Chuyên mục: ARTICLES, Nghệ sĩ trình diễn /MUSICIANS, Tiếng Việt Từ khoá liên quan: (2017), Cuộc sống âm nhạc của ca sĩ dân tộc Kinh Trung Quốc Tô Hải Trân

Primary Sidebar

Chuyên mục

  • Ẩm thực / Gastronomy Vietnam
  • ARTICLES
    • EN FRANCAIS
    • IN ENGLISH
    • Tiếng Việt
  • BACH YEN
  • CA TRÙ
    • Bạch Vân
    • Kiêu Anh
    • Phạm Thị Huệ
    • Quách Thị Hô`
    • Thanh Hoài
    • Thúy Hoà
    • Vân Mai
  • Các nhà thơ Việt Nam
  • Cải lương Giỗ Tổ
  • Cồng Chiêng Tây Nguyên
  • Đàn bâù
    • BÀI VIẾT
    • Nhạc sĩ
    • VIDEO
  • Dân tộc nhạc học / ETHNOMUSICOLOGY
    • Gilbert ROUGET (1916-2017)
  • Dân tộc thiểu số
  • ĐÀN TRANH
  • Đặng Hoành Loan
  • Điều cần biết
  • Gia đình Trân Văn Khê
  • Hát đông song thanh TQH
  • Hô`i ký
  • HUY CHƯƠNG / MÉDAILLES
  • JIMMY SHOW
  • Kỷ niệm SAIGON trước 1975
  • LAM PHUONG
  • LÊ VĂN KHOA
  • Lịch sử tân nhạc Việt Nam
  • Lơi hay ý đẹp
  • MÚA RỐI NƯỚC
  • Nghệ Sĩ Cải lương
  • Nghệ sĩ trình diễn /MUSICIANS
    • Hải Phượng
    • Hô Thuy Trang
    • Hoàng Co Thuy
    • NGDN Phương Bảo
    • Nguyễn Thanh Thủy
    • Phương Oanh
    • Vo Van Anh
  • NGHỆ SĨ TỪ TRẦN / CONDOLENCES
  • Ngôn ngữ Tiếng Việt
  • NGUYEN VINH BAO
    • Bài viết
    • Video
  • Nguyệt san Cỏ Thơm
  • Nguyệt san Cỏ Thơm USA
  • NHAC CU VIÊT NAM
    • ARTICLES / Bài viết
    • PHOTOS
    • VIDEO
  • Nhạc sắc tộc
  • Nhạc sĩ / Soạn nhạc gia Việt Nam
  • Nhạc Việt
    • Âm nhạc cổ truyền
    • Lịch sử tân nhạc
    • Nhạc mới
      • 70 năm tình ca việt nam (1930-2000)
  • Những bài viết cho sách TQH tương lai 2018
  • PEOPLES IN VIETNAM / Dân tộc VIETNAM
  • PETRUS KY
  • PHỎNG VẤN NGHỆ SĨ
  • PHOTOS
    • Photos avec des musiciens vietnamiens
    • Photos des ethnomusicologues
    • TRAN QUANG HAI
      • Photos Festivals TQH
  • Photos anciennes du Vietnam/ Hình ảnh xua Việt Nam
  • PHOTOS TQH overtones
  • Sách xưa
  • Sáu Long Tây Ninh cổ nhạc
  • Sinh hoạt nghệ thuật trong nước
  • Sinh hoạt nghệ thuật Viet Nam ở hải ngoại
  • Sinh hoạt văn nghệ hải ngoại
  • THẦN ĐỒNG ÂM NHẠC
  • Thần Đồng nhạc cổ Việt Nam
  • THAO GIANG nhạc sĩ
  • Tiếng Tơ Đông
  • Tiếng Việt – Vietnamese language
  • Tiễu sữ ca sĩ
  • TRAN QUANG HAI
    • Articles
    • Photos
    • Ra mắt sách TQH 2019
    • Tiểu sử / Biography
    • VIDEO TRAN QUANG HAI
  • TRAN QUANG HAI's WEBSITES
  • TRAN VAN KHE
    • DAM TANG TRAN VAN KHE
    • Hô`i Ký GS Trâ`n Văn Khê
    • Những bài viết
    • PHOTOS
    • VIDEO
  • TRAN VAN TRACH
    • Bài viết
    • VIDEO
  • Vầng trăng cổ nhạc
  • Video
  • VIDEO CHANT DIPHONIQUE / THROAT SINGING
    • The Ode to Joy
  • VIDEO JEW'S HARP
    • KHAI NGUYÊN
  • VIDEO SPOONS
    • Trâ`n Quang Hải
  • VIET NAM
    • UNESCO ICH
      • BÀI CHÒI
      • CA TRÙ
      • CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
      • DÂN CA VÍ GIẶM NGHỆ TĨNH
      • ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ
      • HÁT XOAN
      • HỘI GIÓNG
      • NHÃ NHẠC
      • QUAN HỌ
      • THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG
      • TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VIỆT NAM
  • VIETNAM
    • Hát Văn / Chầu văn
    • MODERN MUSIC
    • TRADITIONAL MUSIC
      • Bài chòi
      • Ca Trù
      • Cải lương
      • Dân ca miền Trung
      • Đơ`n ca tài tử
      • Hát bội / Hát tuô`ng
      • Hát chèo
      • Hát Then
      • Hát Văn – Chầu Văn
      • Hát Xẩm
      • Hát Xoan
      • Quan Họ
      • Trống Quân
      • Vọng Cổ
  • VIETNAM UNKNOWN – COLOR MAN
  • WEBSITES NHỮNG HỘI chuyên về nhạc Việt
    • Âm Nhạc Việt Nam Trung Tâm Phát Triển
    • Học Viện âm nhạc Huế
    • Học viện âm nhạc quốc gia việt nam
    • Nhạc viện TP HCM
    • Viện Âm nhạc Hà Nội

Powered by Pham Consulting.

Content preparation by Prof. Tran Quang Hai

Phiên bản 1.0